Nhân viên được coi như nguồn tài sản quý báu nhất của doanh nghiệp, là những người trực tiếp thực hiện mọi kế hoạch, công việc của công ty. Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên nâng cao năng suất làm việc luôn là bài toán khó với mọi nhà quản trị. Hôm nay, Blogvieclam.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Nhà quản trị nên tạo động lực cho nhân viên như thế nào?
“Tiền” có phải là công cụ tạo động lực cho nhân viên tối ưu nhất?
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn trao tiền thưởng và tăng lương như một hình thức tạo động lực đơn giản và nhanh chóng cho nhân viên. Đồng tiền là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nhận được mức thu nhập cao hơn so với bản thân đã tính toán không chỉ khiến nhân viên cảm thấy thỏa mãn mà còn kích thích động lực làm việc của họ.
Tuy nhiên, công cụ tạo động lực cho nhân viên này là một con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp lạm dụng tiền thưởng sẽ phản tác dụng và gây ra những hậu quả lâu dài. Khi nhân viên đã nhận được một mức nhất định, họ thường có xu hướng mong muốn nhận được nhiều hơn vào những lần sau. Nhà quản trị dễ rơi vào sai lầm đốc thúc nhân viên làm việc chỉ vì đồng tiền. Hơn nữa, khi mức thưởng không còn đủ hấp dẫn thì nhân viên cũng sẽ nhanh chóng kháng thuốc kháng sinh “tiền”. Họ sớm trở nên chán nản và cảm thấy không nhận được sự tôn trọng. Bởi vậy, nhà quản trị cần cân nhắc những phương pháp khác để tạo động lực xứng đáng nhất cho nhân viên.
5 cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả
Hào phóng lời khen với nỗ lực của nhân viên
Tìm hiểu thêm: Tại sao nhiều sinh viên ra trường không xin được việc nhưng doanh nghiệp lại khó tuyển nhân sự?
Hãy nhớ rằng một người quản lý tinh tế là luôn dành lời khen cho nhân viên ngay khi họ đang dồn hết tâm huyết và công sức, dù công việc còn dang dở hay mục tiêu chưa được hoàn thành. Lời động viên và khen ngợi của bạn cho thấy bạn trân trọng những nỗ lực họ bỏ ra. Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những lời khen ngợi giúp cho năng suất của nhân viên và kết quả công việc có chiều hướng tốt lên.
Nhà quản trị có thể tạo động lực cho nhân viên bằng các chương trình tuyên dương, khen thưởng những nhân viên xuất sắc trong tháng, quý hay năm. Hình thức này cũng góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp.
Trao quyền bày tỏ quan điểm cho nhân viên
Giao tiếp và trao đổi luôn là chìa khóa để rút gần khoảng cách giữa nhân viên và nhà quản trị. Trước tiên, bạn cần tập trung và lắng nghe những lời giãi bày, những khó khăn, bận tâm mà nhân viên đang gặp phải để đề xuất ra những giải pháp phù hợp. Việc này không chỉ giúp bạn hiểu vấn đề đang diễn ra, hiểu nhân viên hơn mà còn tăng cảm giác tin tưởng, gắn kết giữa hai bên.
Áp dụng chính sách “mở cửa”, để nhân viên dễ dàng đề xuất ý kiến, quan điểm vào những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp là một phương pháp tạo động lực cho nhân viên hữu hiệu. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia đóng góp vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng từ nhà quản trị và đánh vào lòng nhiệt thành của tất cả nhân viên. Đặc biệt, nếu được tham gia xây dựng mục tiêu công việc, họ sẽ nhìn thấy vai trò của bản thân trong cả hệ thống.
Cung cấp cơ hội phát triển
Đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên là một phương pháp tạo động lực cực kì quan trọng, bất kể công việc, ngành nghề nào. Những doanh nghiệp quan tâm, chú trọng đầu tư cho cơ hội phát triển và khai phá bản thân của người lao động thường thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn. Việc luôn học hỏi được những kiến thức mới sẽ giúp nhân duy trì động lực làm việc và luôn có những sáng kiến làm việc độc đáo.
Để đào tạo, phát triển kỹ năng tạo động lực cho nhân viên, nhà quản trị cần kết hợp cung cấp tài liệu, nguồn lực cần thiết để họ tự nghiên cứu và tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực. Tổ chức tọa đàm hàng tháng để các nhân viên tự mình chia sẻ kinh nghiệm làm việc, chuyên môn, thúc đẩy văn hóa học tập trong công ty cũng là một chính sách hợp lý.
Khuyến khích làm việc nhóm
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Biên tập viên
Làm việc nhóm đem lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Sự cộng tác giữa nhiều nhân viên, sự tổng hợp ý tưởng của nhiều cái đầu chắc hẳn sẽ cho kết quả cao hơn so với sức của chỉ một người. Trong quá trình làm việc độc lập, chúng ta dễ rơi vào cảm giác chán nản và bế tắc. Phong cách làm việc nhóm sẽ cải thiện được tình trạng này bởi luôn có những người đồng nghiệp khích lệ và truyền cảm hứng cho nhau. Tính kỉ luật, nề nếp của nhân viên cũng được nâng cao khi làm việc nhóm.
Cách đơn giản nhất để khuyến khích làm việc nhóm tạo động lực cho nhân viên là tạo các cuộc họp, giới thiệu các nhân viên như một đội và cho phép họ tự do làm việc nhóm. Thay vì đặt ra các mục tiêu, KPI cá nhân, nhà quản trị nên thiết lập mục tiêu, KPI cho nhóm hay phòng, ban.
Xây dựng môi trường năng động
Môi trường làm việc đóng góp quan trọng trong tạo động lực cho nhân viên. Trước tiên, nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt. Không gian công sở cũng là yếu tố nên được chú ý. Ngày nay, càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn không gian “mở” với thiết kế không có vách ngăn hay tường giữa các phòng ban, nhân viên. Môi trường làm việc tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái và dễ chịu giúp họ thỏa sức sáng tạo và cống hiến nhiều hơn.
Nhiệm vụ của nhà quản trị là xây dựng được môi trường làm việc có thể gạt bỏ căng thẳng và áp lực cho nhân viên. Các hoạt động như giải lao giữa giờ, các trò chơi nho nhỏ sẽ giúp nhân viên thư giãn và thúc đẩy tập trung làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhà quản trị có thể tổ chức các nhiệm vụ trang trí văn phòng làm việc, sử dụng áp phích truyền cảm hứng hay lắp đặt giá sách để duy trì tinh thần thần làm việc hứng khởi cho nhân viên.
Kết
Mỗi doanh nghiệp sẽ những đặc điểm riêng, các nhà quản trị cần thấu hiểu nhân viên của mình để ứng dụng những cách thức thúc đẩy tinh thần làm việc phù hợp. Hi vọng với những thông tin mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ, các nhà quản trị tài ba có thể tạo động lực cho nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc công việc.