Nhận diện 6 hành vi thao túng tâm lý nơi công sở!

Trong môi trường công sở với tính cạnh tranh cao, việc xuất hiện những điều tiêu cực là không thể thiếu. Nổi bật phải kể đến chính là “thao túng về mặt tâm lý” người khác. Vậy làm sao để nhận diện được những hành vi này? Bài viết dưới đây của Blogvieclam.edu.vn sẽ bật mí ngay đến cho các bạn, đừng bỏ lỡ thông tin hay nhé!

Bạn đang đọc: Nhận diện 6 hành vi thao túng tâm lý nơi công sở!

Thao túng tâm lý nơi công sở, nguyên nhân từ ai?

Hiện nay, hành vi thao túng tâm lý nơi công sở xuất hiện khá nhiều. Vậy nguyên nhân là từ ai?

Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành thủ phạm, từ đồng nghiệp, người quản lý hay thậm chí là khách hàng, đối thủ của bạn. Đó là một người sếp cố chấp, bảo thủ luôn muốn kiểm soát nhân viên, một người đồng nghiệp xấu tính luôn muốn tìm cách hạ bệ người khác hay một đối thủ muốn vượt mặt bạn,…

Thao túng tâm lý nơi công sở, nguyên nhân từ ai?

Việc thao túng tâm lý nơi công sở thường mang đến những tổn thương sâu sắc về tinh thần cho người khác, khiến họ mất tự tin, cảm thấy lo âu, đôi khi còn dẫn đến trầm cảm. Vậy làm sao để nhận diện được các hành vi thao túng tâm lý này? Câu trả lời sẽ được Blogvieclam.edu.vn giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

6 hành vi thao túng tâm lý nơi công sở hiện nay

Có rất nhiều hành vi được xem là có ý thao túng tâm lý người khác tại môi trường công sở. Nổi bật trong đó phải kể đến là 6 hành vi sau:

Liên tục có những nhận định tiêu cực vô căn cứ

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy có hành vi thao túng tâm lý đó là luôn đưa ra những nhận định tiêu cực một cách vô căn cứ hoặc theo cái nhìn quá chủ quan. Hành vi này thường liên quan đến chất lượng công việc hoặc là sự uy tín của người khác.

Hiện nay, trong môi trường công sở, hiện tượng này thường thể hiện qua những câu nói với ý trách móc. Ví dụ như “từ ngày em vào đây làm, phòng xảy ra bao nhiêu chuyện không hay” hoặc “người khác còn làm việc khó hơn, việc em dễ thế còn không làm được à?”,…

Liên tục có những nhận định tiêu cực vô căn cứ

Cố tình hạ thấp đối phương

Chúng ta vẫn luôn tự nói với bản thân là không cần quan tâm đến đánh giá, nhận xét của người khác, song sự thật lại không phải như vậy. Khi đạt được thành tích cao, ai cũng rất tự hào, muốn được mọi người công nhận năng lực. Nhưng không phải ai cũng thật tâm chúc mừng cho thành quả mà bạn đạt được. Nếu bạn vô tình bị rơi vào tầm ngắm của đồng nghiệp xấu, họ sẽ tìm cách để hạ bệ. Hành vi này xuất phát từ sự đố kỵ, họ không thể bằng bạn, không đạt được thành tích cao trong công việc nên đã bị sự ganh tị che mờ đi lý trí.

Với kiểu đồng nghiệp như vậy, họ sẽ có xu hướng kéo ngang thành tích của bạn với họ. Ví dụ như họ nói rằng “ăn may thôi” hay “việc đó có gì khó khăn đâu”,… Đây đều là những câu nói kinh điển, chống chế khi họ không đạt được thành quả tốt bằng người khác.

Có hành động, lời nói chỉ trích cá nhân

Một hành vi cũng thể hiện sự thao túng tâm lý nơi công sở đó là thường chỉ trích cá nhân. Kiểu người này sẽ liệt kê ra điểm yếu, điểm không tốt của bạn và mang ra chỉ trích. Hành vi này ít nhiều cũng khiến cho bạn bị ảnh hưởng về tâm lý, xuất hiện cảm giác chán nản, xấu hổ, tự thấy bản thân kém cỏi.

Tìm hiểu thêm: GMAT – Đánh giá chất lượng và tương lai của học viên

Có hành động, lời nói chỉ trích cá nhân

Chẳng hạn như câu nói “sao em ngốc nghếch vậy? Tôi chưa từng thấy ai hậu đậu, kém thông minh như em” hay “người như em kéo tụt thành tích của cả phòng này”,… Thậm chí, có những người thường xuyên nhắc đi nhắc lại để bạn phải suy nghĩ. Hành động này không đơn giản chỉ là xấu tính, nó còn là bạo lực về tâm lý nơi công sở.

Cố tìm người gánh tội thay

Thông thường, sẽ chẳng ai nghĩ rằng có người vô cớ muốn hãm hại, gài bẫy mình. Thế nhưng, trong một số trường hợp, đồng nghiệp bạn làm sai và muốn tìm người để chịu trận, gánh tội thay. Đặc biệt, với những dự án có khả năng thất bại cao, họ sẽ cố để đẩy cho bạn. Và khi kết quả không như mong muốn ập đến, bạn chắc chắn sẽ phải gánh tội.

Hành vi này xảy ra nhiều với những người mới vào làm, chân ướt, chân ráo, chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ trở thành “con chốt” thí mạng cho kẻ khác.

Hành vi “thắp sáng đèn ga”

Hành vi “thắp sáng đèn ga” – khiến người khác cảm thấy có lỗi

Đây có thể xem là thủ đoạn vô cùng tinh vi nhằm thao túng về nhận thức của người khác. Chiêu thức này sẽ biến bạn từ kẻ bị hại thành người có lỗi, một khi rơi vào bẫy, bạn sẽ cho rằng chính bản thân đang làm sai, dù thực tế bạn chỉ đang bị hãm hại mà thôi. Những kẻ thao túng theo hành vi này thường không dám đối mặt với sai lầm, từ đó họ cố tình khiến bạn cảm thấy bạn mới là kẻ chủ mưu, gây ra tội lỗi. 

Ví dụ đơn giản như do ảnh hưởng của dịch Covid, công ty phải cắt giảm nhân sự và để đảm bảo cho kế hoạch như dự kiến, bạn sẽ phải làm thêm cả công việc của người khác với điều kiện, bạn sẽ được tăng lương. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian ôm đồm quá nhiều việc, mức lương của bạn vẫn vậy. Bạn quyết định đến gặp sếp thì câu trả lời nhận được là “công ty đang khó khăn, em không biết thông cảm còn đòi hỏi tăng lương, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân”. Hành vi này của sếp sẽ khiến bạn cảm thấy khó xử, dù bạn không làm sai nhưng về tâm lý, bạn lại thấy áy náy, có lỗi với sếp.

Trở thành “bức tường đá”

Chiêu trò “bức tường đá” thường xảy ra trong trường hợp hai bên có mâu thuẫn, cãi vã về lợi ích của nhau. Lúc này, đối phương sẽ đưa ra câu nói kiểu “sao cũng được”, “bạn là nhất”, “tùy, bạn muốn làm gì thì làm”,… Điều này sẽ khiến bạn không biết phải nói gì thêm, từ đó người thao túng tâm lý cũng trốn tránh được trách nhiệm họ gây ra.

>>>>>Xem thêm: 9 quy định ngớ ngẩn nơi công sở khiến nhân viên muốn “trầm cảm”

Trở thành “bức tường đá” – né tránh trách nhiệm

Trên đây là cách nhận diện 6 hành vi thao túng tâm lý nơi công sở hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ này, các bạn sẽ nắm rõ được đâu là biểu hiện và tránh được những rắc rối này khi làm việc nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *