Nhân sự và kinh doanh – Mối quan hệ mật thiết trong doanh nghiệp

Nhân sự và kinh doanh là 2 bộ phận rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy 2 bộ phận này có mối quan hệ như thế nào? Liệu làm nhân sự có cần hiểu về kinh doanh hay không? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc!

Bạn đang đọc: Nhân sự và kinh doanh – Mối quan hệ mật thiết trong doanh nghiệp

Nhân sự và vai trò đối với doanh nghiệp

Nhân sự và vai trò đối với doanh nghiệp

Tôi vẫn luôn chia sẻ và nhắn nhủ tất cả các bạn dù làm ở bất cứ doanh nghiệp nào, ngành nghề nào thì cần hiểu rõ về đặc điểm, đặc thù, mô hình, vận hành, phân khúc, thị trường, hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và các yếu tố liên quan đến thành, bại của doanh nghiệp. Điều này gần như là bắt buộc vì rất nhiều doanh nghiệp đang yêu cầu có kết nối giữa công việc với các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận của tổ chức. Đối với họ, kết quả làm việc của các cá nhân luôn sẽ có ảnh hưởng đến kết quả chung của tổ chức. Do vậy, kết nối giữa công việc và mục tiêu cá nhân với mục tiêu và kết quả của tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định giá trị của từng vị trí công việc.

Với vai trò là bộ phận xây dựng và tư vấn cách thức tổ chức và xây dựng tổ chức ở tầm vĩ mô trong toàn doanh nghiệp cũng như xây dựng được cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các BU (Business Unit) và giúp chúng kết nối với các bộ phận khác trong tổ chức. Việc xây dựng và liên kết chặt chẽ không chỉ giúp các bộ phận kết nối với nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm, quá trình cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng và mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Với vai trò này, bộ phận OD (Organization Development) sẽ giải thích được tại sao bộ phận nào trong công ty nên/hoặc không nên tồn tại, vai trò của bộ phận đó là gì và quan trọng nhất vẫn là giá trị/tầm ảnh hưởng, vai trò…của bộ phận đó trong toàn bộ tổ chức.

Làm nhân sự có cần hiểu về kinh doanh?

Tìm hiểu thêm: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản cần thiết dành cho kế toán viên

Làm nhân sự có cần hiểu về kinh doanh?

Việc thấu hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách cặn kẽ, hiểu được các chiến lược trong dài hạn giúp bộ phận Nhân sự luôn đảm bảo hỗ trợ kịp thời và cung cấp đầy đủ các nguồn lực Nhân sự cho các đòi hỏi của tổ chức trong từng thời điểm. Thậm chí, với vai trò quan trọng của mình, bộ phận Nhân sự cần phải đi trước trong việc đưa ra các dự báo lao động trong ngành, thị trường, các chiến lược thu hút, xây dựng, bồi dưỡng hoặc chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh trong từng thời điểm. Việc xây dựng các chiến lược càng dài hơi của doanh nghiệp càng đòi hỏi mức độ gắn kết cao giữa mục tiêu Nguồn nhân lực hoặc nguồn vốn con người (human capital) với các mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

Các bạn dù làm ở bất cứ vị trí nào trong Nhân sự cũng đều phải thấu hiểu hoặc hiểu một phần về cách thức vận hành của kinh tế nói chung và của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Các bạn làm Tuyển dụng cần có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động, xu hướng lựa chọn ngành nghề trong học sinh hoặc dựa vào các báo cáo thống kê về lao động quốc gia. Bạn cũng phải thấu hiểu các quy định của nhà nước, các quy định trong ngành để có các chiến lược xây dựng và tiếp cận với đội ngũ ứng viên phù hợp từ trong ghế nhà trường. Các bạn đào tạo thì cần hiểu rõ và phân tích rõ các nhu cầu về năng lực của doanh nghiệp và xu hướng dịch chuyển năng lực trong các nhóm ngành nghề để có các biện pháp can thiệp về đào tạo phù hợp. Các bạn tiền lương luôn phải theo dõi các chỉ số lạm phát, CPI, cập nhật thông tin ngành nghề, GDP hoặc các quy định liên quan đến pháp luật khác trong nền kinh tế…

Mối quan hệ giữa nhân sự và kinh doanh

>>>>>Xem thêm: Ảnh tuyển dụng chất lượng, đẹp, thu hút ứng viên

Mối quan hệ giữa nhân sự và kinh doanh

Có lẽ sự liên kết dễ thấy nhất chính là các chỉ số KPIs, OKRs hoặc tính lương/thưởng hiệu quả hàng tuần, tháng để xây dựng chính sách lương thưởng phù hợp. Việc này luôn căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn với các bộ phận, cá nhân. Đây không chỉ là việc tạo động lực mà còn cho thấy được vị trí, vai trò và là giá trị của từng cá nhân trong tổ chức. Giúp họ nhận ra được những việc làm của mình hằng ngày đang và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một hoặc một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào các bạn biết được mức độ đóng góp của mình hay giá trị của mình trong tổ chức thì lúc đó, vị thế của bạn sẽ khác.

Nhân sự là người giúp cho các bạn biết rõ vị trí, giá trị của họ thông qua con đường phát triển nghề nghiệp. Dù làm Nhân sự, tôi vẫn luôn tự hào vì có thể nói chuyện được với các bộ phận kinh doanh và có cùng tầm nhìn với họ trên thương trường và vì thế tôi có thể làm bạn với họ để hỗ trợ họ mọi lúc, mọi nơi. Cho nên, đã làm Nhân sự thì càng phải thấu hiểu kinh doanh!

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *