Nhận thức là gì? Bài học nâng cao kỹ năng nhận thức chốn công sở

4.5/5 – (2 votes)

Bạn đang đọc: Nhận thức là gì? Bài học nâng cao kỹ năng nhận thức chốn công sở

Trong xã hội nói chung và môi trường công sở nói riêng, muốn phát triển thì bạn cần phải có nhận thực khách quan và đúng đắn. Vậy nhận thức là gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn đi tìm hiểu về nó qua chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận thức là gì? Ví dụ minh họa

Nhận thức là gì? Nhận thức trong môi trường công sở thể hiện như thế nào? Nó chỉ đến sự tiếp thu kiến thức và am hiểu về vấn đề sự việc đến đâu qua suy nghĩ, giác quan, kinh nghiệm của bản thân.

Nhận thức nó là cả một quá trình mà con người tiếp cận với tri thức, chú ý đến nó ra sao, ghi nhớ về nó thế nào, đánh giá và lý luận nó để đưa ra những quyết định hoặc hướng giải quyết cho bản thân. Bản chất của nhận thức chính là quá trình phản ánh ý thế giới khách quan trong ý thức con người. Thông qua đó, con người sẽ tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể hơn.

Nhận thức chính là việc sử dụng tri thức có sẵn để tạo ra tri thức mới hữu ích hoặc phục vụ mục đích nào đó của con người. Đặc biệt, trong môi trường công sở, mỗi nhân viên sẽ có khả năng nhận thức khác nhau và nó phản ánh lại bằng các hành động thực tiễn của họ.

Ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu như sau: Nội quy công ty chính là một bản các quy tắc để nhân viên thực hiện. Nếu không làm đúng quy định sẽ bị kỷ luật hoặc giảm thưởng, chậm tăng lương,.. Vì vậy, nhân viên trong công ty luôn ý thức việc chấp hành đúng nội quy để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.

2. Các giai đoạn của nhận thức

Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Các giai đoạn của nhận thức đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ cụ thể đến trừu tượng, đi từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.

2.1 Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để nắm bắt sự vật. Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức:

  • Cảm giác: quá trình nhận biết sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tuy nhiên, lúc này, con người mới chỉ nhận biết được các thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Điều này tương tự như cách “thầy bói xem voi”; thay vì nhận biết thứ trước mặt là con voi, ông chỉ biết “nó sun sun như con đỉa” (khi sờ vòi), “dài dài cứng cứng như cái đòn càn” (khi sờ ngà), “bè bè như cái quạt thóc” (khi sờ tai),… Lý do là bởi ông chỉ nhận biết sự việc bằng cảm giác (xúc giác – lấy tay sờ).
  • Tri giác: là sự tổng hợp các cảm giác. Như vậy, trong quá trình nhận thức qua tri giác, con người vẫn nắm bắt sự vật qua các giác quan. Tuy nhiên, việc nhận thức trong giai đoạn này đầy đủ hơn, phong phú hơn.
  • Biểu tượng: nhận thức trong giai đoạn này phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do nhớ lại (lúc này, con người không còn tác động trực tiếp vào các giác quan nữa). Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp, vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Lý do bởi nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Do đó, biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của sự vật.
Đặc điểm:

  • Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan.
  • Phản ánh bề ngoài, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
  • Chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong sự vật.

2.2 Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Đây là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật. Nó được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

  • Khái niệm: được hình thành dựa trên việc khái quát, tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Đây là cơ sở để hình thành phán đoán và tư duy khoa học.
  • Phán đoán: là hình thức liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Ví dụ: “Người Việt Nam là những người chăm chỉ, cần cù” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “người Việt Nam” với “chăm chỉ, cần cù”.
  • Suy luận: là việc liên kết các phán đoán lại với nhau để tìm ra tri thức mới. Ví dụ, nếu ta liên kết phán đoán “gia cầm đẻ trứng” với phán đoán “gà là gia cầm” ta rút ra được một suy luận là “gà đẻ trứng”.
Đặc điểm:

  • Quá trình nhận thức gián tiếp.
  • Quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
  • Không tách bạch với nhận thức cảm tính.

2.3 Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Tại đây, tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Hiểu một cách đơn giản, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Chính vì thế, thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của chân lý; là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.

Thực tiễn được coi là tiêu chuẩn, động lực của nhận thức.

3. Các quan điểm về nhận thức

3.1 Nhận thức trong quan điểm duy tâm

Những người theo quan điểm duy tâm không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức. Do đó, họ không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan.

3.2 Nhận thức trong quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới. Theo đó, nhận thức được coi là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật siêu hình chưa nhận thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

3.3 Nhận thức trong quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng

Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy, ý thức của con người. Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức.
  • Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết, chỉ có những cái con người chưa biết; nhưng trong tương lai, khi khoa học phát triển, con người sẽ biết được.
  • Nhận thức là quá trình biện chứng, tích cực và sáng tạo. Nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
  • Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn cũng là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.

4. Chủ thể và khách thể của nhận thức là gì?

  • Chủ thể của nhận thức: Là người thực hiện hành vi nhận thức. Hiểu theo nghĩa rộng, chủ thể nhận thức là loài người. Tuy nhiên, không phải con người nào cũng là chủ thể nhận thức. Một người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể.
  • Khách thể của nhận thức: Là sự vật, hiện tượng được nhận thức. Nó là một bộ phận của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh và nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức.

Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Điều dưỡng

>>>>>Xem thêm: Mô Hình SWOT Là Gì? 04 Lĩnh Vực Thường Áp Dụng Mô Hình SWOT

Theo nghĩa rộng, con người là chủ thể của nhận thức.

5. Vai trò của thực tiễn với nhận thức

  • Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới không phải từ lý luận mà từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp tài liệu; đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển cho nhận thức.
  • Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa khi được vận dụng vào cải tạo thực tiễn.
  • Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Phán đoán, suy luận phải được kiểm nghiệm bởi thực tiễn. Nhận thức xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

6. Bài học nhận thức giúp bạn sinh tồn chốn công sở

Bài học nhận thức là gì? Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần hình thành việc tự nhận thức cho bản thân. Qua đó nó sẽ giúp các bạn “sinh tồn” dễ dàng tại chốn công sở, bởi:

  • Khi tự mình nhận thức, các bạn sẽ có cái nhìn khách quan thực tế nhất về môi trường mình đang làm việc. Nó có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào để bạn có thể quyết định cùng nó phát triển hay thay đổi môi trường mới phù hợp hơn.
  • Bạn có thể tự mình xác định được những việc bản thân cần làm để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất.
  • Việc tự nhận thức cũng giúp bạn không ngừng hoàn thiện để phù hợp hơn với công việc và môi trường công sở bạn đang làm. Nhờ đó bạn sẽ cảm thấy yêu quý công việc hơn mỗi ngày.
  • Tự nhận thức giúp bạn thấy được nhu cầu và cảm xúc của đồng nghiệp xung quanh, qua đó bạn có thể trò chuyện, chia sẻ hoặc giúp đỡ họ.
  • Tự mình đánh giá được hành động của bản thân có ảnh hướng đến đồng nghiệp và công ty không. Từ đó bạn sẽ suy xét thật kỹ trước khi bắt đầu làm bất kỳ công việc gì.
  • Bạn sẽ biết cách để cư xử phù hợp với đồng nghiệp, cấp trên của mình trong công ty.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu “nhận thức là gì?”. Đặc biệt, bạn có thể nắm rõ về nhận thức trong môi trường công sở. Hy vọng Blogvieclam.edu.vn cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn đọc quan tâm về vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *