4.5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Ở nơi công sở, hãy hạn chế nói “tôi không biết”!
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đi làm nhưng mang trong mình tư tưởng “tôi không biết” để tránh bị giao những việc nặng nhọc, khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là điều không nên và ở nơi công sở, hãy hạn chế nói “tôi không biết” nếu không muốn sự nghiệp của bạn “dốc đầu” đi xuống nhé.
“Không biết” và những cách xử lý thường gặp nơi công sở
Khi đi làm, nhất là những bạn trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thì việc không hiểu, không biết là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, lại có nhiều cách xử lý khác nhau khi các bạn được hỏi về vấn đề nào đó. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu nhé.
#1: Trả lời thẳng thắn “tôi không biết”
“Tôi quen một ông bạn, ông bạn này vừa mới tuyển được một thực tập sinh trông sáng láng lắm, là sinh viên Đại học trường top. Bạn vào làm việc hai tháng, không có gì bất thường xảy ra, căn bản vì việc của bạn đó cũng chỉ là giúp sếp sắp xếp tài liệu và làm vài việc lặt vặt.
Hôm đó bạn tôi đi ra ngoài gặp khách hàng, vì quý bạn thực tập này nên kéo đi cùng để học hỏi cho biết. Trên xe, bạn tôi đưa cho bạn thực tập tấm danh thiếp của khách hàng, hỏi có biết đường đến công ty kia không? Bạn thực tập ngây ngô bảo: “Em không biết, em không quen thuộc với đường xá ở đây”, sau đó quay mặt ra nhìn phong cảnh ngoài cửa. Bạn tôi bất lực, đành lấy điện thoại ra nhập địa chỉ, tra Google map để lái xe đến đó”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, có những người chọn nói thẳng ra là “tôi không biết”. Điều này không sai, nhưng nó cũng khiến người nghe cảm thấy không thoải mái. Bởi vấn đề ở đây rất đơn giản, tìm đường đi, nếu không biết chúng ta có thể nhờ sự trợ giúp của công cụ Google Map thay vì nói không rồi lảng đi như trường hợp của bạn thực tập sinh trên.
#2: Không biết nhưng cũng không hỏi
Cũng là một câu chuyện liên quan đến thực tập sinh: “Có một lần, công ty nhiều việc quá, tôi nhờ một bé thực tập sinh đi photo giúp tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp. Bé thực tập sinh không nói là “em không biết làm” mà nhanh chóng cầm tập tài liệu chạy đi. Thế nhưng, phải 30 phút sau không thấy bé quay lại, tôi mới chạy đi tìm, thì ra bé đang ngồi chơi ở khu vực photo chỉ vì không biết thao tác trên máy như thế nào? Lúc đó tôi khá bực bội, cảm tưởng sôi máu lên nhưng sau khi lấy lại bình tĩnh, tôi mới gọi bé thực tập sinh ra và nói: Lầm sau em không biết thì hãy hỏi mọi người xung quanh hoặc hỏi chị, đừng làm việc thiếu trách nhiệm như vậy, ảnh hưởng lớn đến công việc chung”.
Vậy là, bên cạnh nói “tôi không biết”, có những người lại lựa chọn im lặng, không biết cũng không hỏi ai, cứ lẳng lặng chờ đợi sự giúp đỡ. Thực tế ở môi trường công sở, không ai rảnh rỗi thấy bạn khó khăn để giúp cả. Bạn muốn biết, hãy tự giác hỏi.
#3: Không biết nhưng chủ động tìm hiểu
Tìm hiểu thêm: Bảng giá dịch vụ tuyển dụng mới nhất – JobsGO.vn
Vẫn là trường hợp đi thực tập: “anh K được sếp gọi lên, giao cho nhiệm vụ đi lấy tin, viết bài cho sự kiện. Sếp hỏi K có biết dùng máy ảnh không, dù chưa biết nhưng K lại trả lời rằng “em đã từng sử dụng qua, em có thể nghiên cứu thêm để biết rõ hơn và có thể thực hiện được công việc”. Ngay sau đó, sếp đưa luôn chiếc máy ảnh mới để K về nghiên cứu. Sau một đêm mò mẫm, anh cũng biết dùng, thậm chí còn chụp được những bức ảnh rất đẹp, lên tin bài hay, tốt và được sếp khen”.
Có thể thấy, trong trường hợp này, cũng là không biết nhưng K lại có cách xử lý rất khôn khéo, vừa thể hiện được tinh thần chủ động, ham học hỏi mà vừa hoàn thành tốt công việc. Điều này chắc chắn sẽ giúp anh nhận được nhiều ưu ái trong công việc hơn.
Người thường trả lời “tôi không biết” và những điều cần lưu ý
Hiện nay, có nhiều người có thói quen trả lời “tôi không biết” để trốn tránh những công việc khó. Tuy nhiên, những người này lại cần phải biết, lưu ý các vấn đề quan trọng như sau:
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên phay
- Khi đi làm, công ty không phải là trường học và sếp chắc chắn không phải là giáo viên. Trước kia, ở trường bạn phải đóng tiền để học, không chăm chỉ thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Còn ở công ty, sếp phải trả tiền để bạn làm việc, nếu bạn nói không biết, không thể thì không những công việc chung bị ảnh hưởng, nó còn khiến bạn không được trọng dụng, thậm chí bị sa thải trong tương lai.
- Không có ai trong chúng ta là hoàn hảo, toàn năng. Ai cũng cần phải chủ động học hỏi nếu không muốn bị thụt lùi lại phía sau. Bạn có thể nói “tôi xin lỗi, tôi chưa rõ điều này lắm nhưng tôi sẽ tìm hiểu” nhưng đừng ngay lập tức nói “tôi không biết”.
- Những người thường nói “tôi không biết” hay “tôi không thể làm được” tưởng là thẳng thắn nhưng việc từ chối một cách đơn giản, vội vàng như vậy lại làm cản trở sự giao tiếp giữa 2 bên. Điều này không chỉ khiến đối phương thất vọng mà họ còn nghĩ bạn không chịu tìm hiểu công việc nằm trong phạm vi của mình.
- Nếu như bạn không chắc chắn mình có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao thì trước đó hãy cố gắng phân tích mục tiêu, làm hết sức mình hay hỏi ý kiến từ mọi người. Trường hợp đã nỗ lực nhưng vẫn không đạt được kết quả hoàn hảo thì mới nhờ sự giúp đỡ từ sếp, trình bày khó khăn bản thân gặp phải.
Như vậy, ở nơi công sở, hãy hạn chế nói “tôi không biết” nếu bạn không muốn sự nghiệp, cơ hội phát triển của mình bị ảnh hưởng trong tương lai nhé.