Phát hiện đồng nghiệp làm việc xấu, nên giữ kín hay phơi bày?

Trong môi trường công sở, sẽ có những lúc bạn vô tình phát hiện được hành động, việc làm xấu từ đồng nghiệp. Vậy trong trường hợp đó, bạn sẽ làm gì? Bạn giữ kín, xem chưa chưa có chuyện gì xảy ra hay làm lớn chuyện, phơi bày sự thật cho toàn công ty? Nếu còn băn khoăn và chưa biết phải làm sao, hãy tham khảo những bí quyết mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Phát hiện đồng nghiệp làm việc xấu, nên giữ kín hay phơi bày?

Vào một ngày đẹp trời, bạn bỗng nhiên phát hiện ra đồng nghiệp của mình đang làm chuyện mờ ám, gây hại cho bản thân, công ty hay đồng nghiệp khác. Lúc này, bạn nên hành xử như thế nào?

Giữ thái độ thật bình tĩnh

Trước hết, dù là chuyện gì xảy ra, quan trọng ra sao thì bạn cũng cần phải giữ thái độ thật bình tĩnh. Khi phát hiện ra việc làm xấu của đồng nghiệp, bạn có thể sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc như kinh ngạc, lo lắng, sợ hãi, tức giận,… Tùy thuộc vào sự việc đó lớn hay nhỏ, mức độ ảnh hưởng đến đâu và đối tượng bị hại là ai mà cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn trong trường hợp đó, bạn sẽ phải đứng trước sự hoang mang, không biết nên làm gì cho đúng?

Và lời khuyên dành cho bạn đó là hãy luôn giữ một cái đầu lạnh, tuyệt đối không loan tin ngay ra bên ngoài mà phải dành thời gian để suy nghĩ, phân tích vấn đề. Kể cả khi việc làm xấu đó hướng đến bản thân bạn thì cũng cần kiềm chế cảm xúc để tìm cách giải quyết phù hợp nhất.

Giữ thái độ thật bình tĩnh

Tìm hiểu, phân tích vấn đề

Sau khi đã ổn định về tâm lý, cảm xúc, bạn hãy bắt đầu phân tích tình huống mà mình đã chứng kiến. Bạn hãy xem xét, suy nghĩ xem việc đó gây ảnh hưởng đến ai, mức độ nghiệm trọng của nó như thế nào và định hướng cách xử lý. Sẽ có nhiều trường hợp xảy ra mà bạn cần phân tích, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng:

  • Việc làm xấu của đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến công ty.
  • Việc làm đó ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác trong công ty.
  • Việc làm xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân bạn.
  • Người đồng nghiệp làm việc xấu có mối quan hệ tốt với bạn.
  • Người đồng nghiệp làm việc xấu biết đã bị bạn phát hiện.

Giải quyết vấn đề

Khi đã bình tĩnh và phân tích được các tình huống, bạn sẽ cần đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Lời khuyên mà Blogvieclam.edu.vn đưa ra cho bạn trong từng trường hợp như sau:

Trường hợp 1: sự việc ảnh hưởng đến lợi ích chung

Tìm hiểu thêm: “Bỏ bùa” nhà tuyển dụng với 7 cụm từ “mạnh mẽ” này!

Báo cấp trên nếu sự việc ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty

Nếu như việc làm của đồng nghiệp nhằm vào công ty, gây tổn hại đến uy tín, hoạt động kinh doanh, phát triển của cả công ty, mức độ nghiêm trọng cao thì bạn hãy báo cáo lại với cấp trên của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về tính bảo mật, không nói ở nơi đông người, không “phao tin đồn” đi khắp nơi. Khi tiếp nhận thông tin, người quản lý, lãnh đạo của bạn chắc chắn sẽ có cách để giải quyết sao cho phù hợp nhất. Bạn cũng đừng quên nhắn nhủ đến sếp rằng hãy giữ kín bí mật này nhé.

Trường hợp 2: sự việc ảnh hưởng đến đồng nghiệp khác

Nếu như việc làm xấu đó gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp khác, bạn không nên kể bí mật mình đã phát hiện mà hãy nhắc khéo người đồng nghiệp bị hại. Vì thực chất ở môi trường công sở, rất ít tình bạn chân thành và tin tưởng nhau. Chưa kể nếu mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp này không quá thân, họ sẽ không tin bạn mà cho rằng bạn đang cố tình để tạo mâu thuẫn, châm ngòi cho cuộc chiến giữa mọi người. Như vậy, sự việc sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, bạn có thể nhắc nhở đồng nghiệp của mình kiểm tra, sắp xếp lại công việc cẩn thận để kiểm soát được các vấn đề phát sinh trong tương lai.

Trường hợp 3: sự việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến bạn

Không đối đầu với đồng nghiệp dù họ đang làm điều xấu với mình

Chắc chắn bạn sẽ rất sốc và hoang mang khi phát hiện đồng nghiệp làm điều xấu với bản thân mình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần bình tĩnh, giữ khoảng cách cũng như cẩn thận hơn với người đồng nghiệp kia.

Một lời khuyên là bạn không nên đối đầu hay dằn mặt trực tiếp họ vì có thể sẽ gây ra phản ứng ngược. Nếu mức độ nghiêm trọng của sự việc quá cao, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của người khác, đó có thể là đồng nghiệp thân thiết hoặc sếp của mình nhé.

Trường hợp 4: người đồng nghiệp làm việc xấu có mối quan hệ tốt với bạn

Đây có lẽ là một tình huống trớ trêu, khó xử đối với bạn. Không dễ dàng gì để bạn đưa ra được quyết định, cách giải quyết sao cho “đẹp” cả đôi bên. Cách hay nhất đó là hãy nhắc nhở khéo người đồng nghiệp của mình về những chuyện họ đã làm. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được để lộ ra bất kỳ chi tiết nào liên quan đến việc mình đã phát hiện ra điều xấu đó nhé.

Trường hợp 5: người đồng nghiệp biết bạn phát hiện ra việc làm xấu

Bạn vô tình nghe lỏm được đồng nghiệp trao đổi hay chứng kiến họ làm việc xấu. Tuy nhiên, bạn lại mất bình tĩnh mà để lộ ra bản thân mình đã rõ mọi chuyện. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Cách triển khai idea phát động truyền thông hiệu quả

Khuyên nhủ đồng nghiệp nên dừng lại hành động xấu

Trước hết, bạn hãy cam kết với đồng nghiệp rằng mình không kể cho ai nghe. Đồng thời bạn cũng nên có những lời khuyên chân thành, nhẹ nhàng, hy vọng họ sẽ chấm dứt việc đó, không gây ảnh hưởng đến người khác.

Trên đây là những giải pháp mà Blogvieclam.edu.vn đưa ra cho bạn đọc khi phát hiện đồng nghiệp làm việc xấu. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có cách ứng xử, xử lý phù hợp khi gặp phải tình huống này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *