Bạn muốn tìm hiểu về phụ cấp xăng xe là gì? Bạn muốn nắm rõ về các quy định liên quan đến loại phục cấp này? Click ngay bài viết để có đáp án nhé!
Bạn đang đọc: Phụ cấp xăng xe là gì? Những quy định về phụ cấp xăng xe hiện nay
Trong tin tuyển dụng đăng tải có rất nhiều doanh nghiệp có đề cập đến khoản phụ cấp xăng xe. Vậy phụ cấp xăng xe là gì? Nó có tính vào thuế TNCN và đóng bảo hiểm xã hội hay không? Cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này qua chia sẻ từ JobsGo trong bài viết dưới đây nhé!
Phụ cấp xăng xe là gì?
Phụ cấp xăng xe chính là một khoản tiền được trợ cấp cho nhân viên khi trúng tuyển vào làm việc ở các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các công ty đòi hỏi người lao động phải có phương tiện cá nhân di chuyển phục vụ công việc thường có thêm phụ cấp xăng xe. Những người thường được nhận trợ cấp này gồm: Nhân viên Shipper, nhân viên vận tải, nhân viên thị trường,….
Phụ cấp này chính là một trong những khoản chi trả để bù đắp chi nhân viên về một phần kinh phí mà họ đã bỏ ra phục vụ công việc. Nhờ đó mà họ sẽ có động lực để đảm bảo hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.
Tuy nhiên, không phải công ty hay doanh nghiệp nào hiện tại cũng có phụ cấp xăng xe cho nhân viên. Tuỳ thuộc loại hình và tính chất công việc mà các đơn vị sẽ thêm khoản phụ cấp này cho nhân viên của mình. Nếu có nó sẽ được đề cập chi tiết trong hợp đồng lao động, quy chế và nội quy của doanh nghiệp.
Phụ cấp đi lại và phụ cấp xăng xe có đóng BHXH không?
Điều mà không ít lao động muốn tìm hiểu đó là phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại có đóng bảo hiểm xã hội không? Trong TT 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 3 Điều 30 đã bổ sung và sửa đổi tháng 6/2021 có đề cập:
Tiền lương hàng tháng mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội không bắt buộc không bao gồm chế độ và các phúc lợi như:
- Các khoản tiền thưởng sáng kiến, tiền thưởng theo quy định.
- Các khoản tiền phụ cấp ăn giữa các ca làm việc có thể là trưa, tối hoặc đêm.
- Các khoản trợ cấp xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nuôi con, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ.
- Các khoản hỗ trợ khi lao động có người thân chết, kết hôn, sinh nhật, hoàn cảnh khó khăn, bệnh nghề nghiệp,…
Theo đó, quy định phụ cấp xăng xe nằm trong danh mục các khoản phúc lợi không cần đóng bảo hiểm xã hội. Nó chỉ là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động nhằm tạo động lực để nhân viên hoàn thành hoặc tiếp tục công việc.
Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Định mức phụ cấp đi lại, phụ cấp xăng xe có cần đóng thuế TNCN không? Theo TT 111/2013/TT-BTC, tại khoản 2 Điều 2 có quy định về thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương như sau:
Tìm hiểu thêm: Mô hình quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp thông tin hữu ích cho bạn
Theo đó, phụ cấp xăng xe là thu nhập chịu thuế TNCN. Bởi, khoản lợi ích nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả và người lao động hưởng dưới mọi hình thức để chịu loại thuế này. Tuy nhiên, nếu là khoản trợ cấp xăng xe, đi lại trong quá trình công tác thì nó lại được coi là công tác phí, lúc này người lao động sẽ được miễn thuế TNCN, phía doanh nghiệp sẽ phải tính vào thuế TNDN.
Phụ cấp xăng xe bao nhiêu là hợp lý?
Trong quy định được pháp luật ban hành không hề đề cập đến mức phụ cấp xăng xe mà các doanh nghiệp phải trả cho nhân viên. Vì vậy, chi bao nhiêu và như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất công việc, mục đích sử dụng chức vụ của nhân viên và phía công ty.
>>>>>Xem thêm: Hệ thống thông tin nhân sự: Quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp
Thường thì mức chi phổ biến nhất tại các công ty cho phụ cấp xăng xe từ 200.000đ – 500.000đ/người lao động. Nhưng đối với một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi phải di chuyển bằng xe nhiều thì mức phụ cấp này có thể cao hơn. Có những công ty không hề có phụ cấp xăng xe cho nhân viên mà chỉ có hỗ trợ kinh phí đi lại khi tham gia các chuyến công tác phục vụ công việc của doanh nghiệp mà thôi.
Nếu bạn muốn biết chính xác bản thân có được hưởng phụ cấp này hay không, mức hưởng cụ thể là bao nhiêu hãy đặt câu hỏi với HR ngay trong vòng phỏng vấn nhé! Nó là một trong những chế độ phúc lợi đáng xem xét khi các bạn lựa chọn vào làm việc tại các công ty.
Như vậy, JobsGo đã chia sẻ thông tin để bạn hiểu rõ về phụ cấp xăng xe là gì? Phụ cấp này được tính vào thuế TNCN, nhưng không cần đóng bảo hiểm. Hy vọng kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia lao động tại các công ty hiện nay.