Sắp mâm cúng khai trương đơn giản cho công ty, cửa hàng, quán ăn

Hiện nay, trước khi bắt đầu kinh doanh, buôn bán, các cá nhân, tổ chức đều thực hiện hoạt động cúng khai trương. Đây được xem là một nét đẹp tâm linh, mang ý nghĩa đặc biệt đối với việc làm ăn, kinh doanh. Vậy cúng khai trương là gì? Trình tự và văn khấn đúng chuẩn như thế nào? Trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc.

Bạn đang đọc: Sắp mâm cúng khai trương đơn giản cho công ty, cửa hàng, quán ăn

1. Cúng khai trương là gì? Ý nghĩa việc cúng khai trương

Cúng khai trương là gì? Ý nghĩa của cúng khai trương trong kinh doanh

Cúng khai trương được biết đến là một nghi thức cầu tài cầu lộc trước khi khởi đầu một công việc làm ăn, kinh doanh hay. Công việc có thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc cúng khai trương này.

Bởi theo dân gian có câu “Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá” ý chỉ nơi nào cũng sẽ có người cai quản. Khi bạn làm bất cứ điều gì đều cần phải trình báo, xin phép các vị thổ công, cổ địa, hương linh,… ở nơi đó. Và việc cúng khai trương chính là một cách để bạn trình diện, thông báo mình chuẩn bị kinh doanh, bán hàng, mong nhận được sự phù hộ, độ trì từ họ.

Hiện nay, cúng khai trương là nghi thức lễ không thể thiếu đối với các tổ chức hay cá nhân chuẩn bị mở cửa hàng, công ty, chào năm mới,… Nhất là với những công ty lớn thì việc cúng khai trương đúng cách, chuẩn bài phong thủy sẽ mang đến những điều may mắn.

2. Văn khấn khai trương

Cúng khai trương mang ý nghĩa tâm tinh, do đó, bạn sẽ cần phải chuẩn bị bài văn khấn đúng chuẩn cho từng trường hợp, hoàn cảnh.

2.1 Văn khấn khai trương cửa hàng mới

Văn khấn khai trương cửa hàng mới sẽ là những lời xin phép chư thần, thổ địa, linh hương cho phép gia chủ được mở hoạt động kinh doanh, bán hàng tại địa điểm nào đó. Ngoài ra, dân gian có câu “đầu xuôi đuôi lọt”. Sự khởi đầu lúc nào cũng phải thuận lợi, suôn sẻ thì quá trình kinh doanh sau này mới có thể phát triển.

Người thực hiện việc cúng, thắp hương, đọc văn khấn sẽ phải là gia chủ của gia đình hoặc là Chủ tịch, Giám đốc của công ty.

Tham khảo bài văn khấn cúng khai trương cửa hàng hàng mới phổ biến:

(Văn khấn bài cúng trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)

2.2 Văn khấn khai trương cửa hàng đầu năm

Văn khấn cúng khai trương cho dịp đầu năm mới thường sẽ là những lời nói cầu nguyện lên các chư thần, thổ địa và bề trên, mong muốn được phù hộ độ trì để công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi hơn năm cũ.

Vậy ai sẽ là người cúng, thắp hương cũng như đọc văn khấn?

  • Đối với các hộ kinh doanh gia đình: người thực hiện sẽ là gia chủ.
  • Đối với các cửa hàng, công ty: người thực hiện sẽ là chủ kinh doanh, Giám đốc, người phụ trách cửa hàng.

Tham khảo bài văn khấn cúng khai trương cửa hàng đầu năm mới phổ biến hiện nay:

 

Tìm hiểu thêm: “Tích cực độc hại” nơi công sở, làm sao để tránh xa cạm bẫy?

(Văn khấn bài cúng trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)

3. Gợi ý mâm cúng khai trương

Bên cạnh văn khấn thì chuẩn bị mâm cúng khai trương đơn giản đầy đủ cũng là điều rất quan trọng. Đây là một phần giúp lễ khai trương của bạn diễn ra suôn sẻ. Vậy một mâm lễ vật cúng khai trương cần những gì?

Thực tế, không hẳn mâm cúng to, lễ vật lớn thì cửa hàng, công ty mới ăn nên làm ra. Tùy vào khả năng của các gia chủ, chủ tiệm mà có thể chuẩn bị lễ vật phù hợp, miễn sao đảm bảo được những thứ cơ bản, thật thành tâm thì thần linh mới phù hộ.

Gợi ý mâm cúng khai trương đơn giản

Một mâm cúng khai trương đơn giản, cơ bản gồm có những lễ vật là:

  • Hương nhang, vàng mã/giấy cúng, đèn cầy/nến, cau trầu.
  • Vàng bạc, gạo, muối, tam sên, hoa tươi.
  • Gà luộc, heo quay, xôi, chè, cháo, bánh bao, bánh kẹo, hoa quả.
  • Rượu, nước trà.

Ví dụ, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng khai trương như sau:

  • 3 nén nhang rồng phụng.
  • 2 câu nến hoặc đèn cầy.
  • 1 lọ hoa cúc hoặc đồng tiền.
  • Mâm ngũ quả.
  • 1 đĩa cau trầu.
  • 1 bộ vàng mã để cúng khai trương.
  • 3 chén nước, 3 đĩa chè, 3 đĩa xôi.
  • Gà luộc/đầu heo/heo sữa quay.

4. Trình tự cúng khai trương

Để ngày khai trương được tốt và suôn sẻ nhất, các cá nhân, tổ chức sẽ cần phải thực hiện theo đúng trình tự đó là:

4.1 Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc cúng khai trương có diễn ra thuận lợi hay không?

Trước ngày khai trương, bạn cần phải tìm hiểu xem cần thực hiện những gì, hạng mục cần mua, văn khấn, mâm cúng, người cúng, ngày cúng,… Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người có hiểu biết, nghiên cứu về phương diện này để không xảy ra thiếu sót khi thực hiện.

4.2 Xem ngày lành, tháng tốt

Theo quan niệm xưa, nếu khai trương cửa hàng, công ty,… vào ngày lành tháng tốt, đặc biệt là ngày hợp mệnh với gia chủ thì hoạt động kinh doanh, buôn bán sẽ may mắn, thuận lợi.

Do đó, ngay từ bước chuẩn bị, bạn đã cần phải xem xét, lựa chọn một ngày thật tốt để khai trương. Tùy thuộc vào mệnh, tuổi của người chủ mà sẽ lựa chọn giờ khai trương riêng.

Khi đã chốt được ngày, giờ, bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch truyền thông, báo cho các đơn vị tổ chức sự kiện, chuẩn bị quà tặng,… cho buổi khai trương.

4.4 Chọn người cúng khai trương

Không chỉ ngày giờ mà người cúng khai trương cũng cần phải phù hợp. Thường thì sẽ là chủ hộ hoặc các lãnh đạo cấp cao trong công ty (Chủ tịch, Giám đốc,…) sẽ trực tiếp đọc văn khấn và cúng khai trương. Họ là những người có vai trò, vị trí lớn nhất trong một cửa hàng, công ty.

Cũng như việc cúng, làm lễ tại gia đình, người đứng ra để đọc văn khấn là đàn ông (thường là ông, bố), là trụ cột chính trong nhà. Vậy nên, khi chọn người cúng khai trương, bạn cũng cần lưu ý về những tiêu chí này.

>>>>>Xem thêm: Doanh nghiệp không cần giữ nhân tài?

Trình tự cúng khai trương

4.5 Chuẩn bị mâm cúng khai trương

Ngoài chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trong mâm cúng khai trương đơn giản, bạn cũng cần biết cách sắp xếp, bày biện sao cho phù hợp, hài hòa, cân đối. Ví dụ, bạn có thể bày mâm cúng như sau:

  • Chuẩn bị 1 chiếc bàn lớn, xung quanh bày chén, đũa.
  • Ở giữa bàn bạn sẽ bày đồ cúng mặn.
  • Phía trước mâm sẽ bày rượu, nước, trà, lọ hoa, đèn/nến. lư hương, tiền vàng, trái cây.

4.6 Chọn đặt mâm cúng khai trương

“Đặt mâm cúng khai trương ở đâu? Cúng trong nhà hay ngoài sân?”,… là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Như đã nói ở trên, cúng khai trương là một nghi thức để xin phép, thông báo tới các vị thần linh, thổ địa rằng bạn sẽ mở cửa hàng, phát triển hoạt động kinh doanh, buôn bán tại địa điểm đó. Chính vì vậy việc này thường được thực hiện ở ngoài trời, mâm cúng sẽ đặt ở trước cửa của cửa hàng , công ty,…

Ngoài ra, bạn cũng cần chọn hướng để cúng khai trương sao cho phù hợp. Tốt nhất là hướng cúng nên hợp mệnh, hợp tuổi với chủ doanh nghiệp.

4.6 Tiến hành lễ cúng khai trương

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các công đoạn, đợi giờ lành, lễ cúng khai trương sẽ bắt đầu. Người cúng sẽ bắt đầu thắp nhang, khấn 3 vái, cắm nhang rồi đọc văn khấn khai trương để xin thần linh, linh hồn của các vị tiền chủ ngụ tại mảnh đất phù hộ cho hoạt động kinh doanh sắp tới.

Đợi đến khi 1 nén nhang cháy hết, người cúng sẽ vái 3 vái rồi xin phép mang vàng mã đi hóa. Vàng mã cháy hết cũng là lúc mà nghi thức cúng khai trương đã thực hiện xong.

4.8 Hạ lễ cúng và đón khách

Lễ cúng khai trương hoàn tất, bạn có thể hạ lễ cúng và thụ lộc, tổ chức ăn uống, đón tiếp khách hàng. Thông thường, các chủ cửa hàng, công ty sẽ chọn, nhờ một vị khách hợp mệnh, hợp tuổi để mở hàng, xin vía, giúp cho hoạt động kinh doanh được may mắn, phát tài, phát lộc.

Cúng khai trương là một nghi thức, một hoạt động vô cùng quan trọng đối với những ai bắt đầu kinh doanh. Để quá trình làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi, các chủ cửa hàng, doanh nghiệp hãy chuẩn bị thật kỹ cho buổi cúng và khai trương này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *