Trong Marketing, Segment hay Segmentation là những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Vậy Segment là gì? Segmentation là gì? Vai trò của Segmentation ra sao? Có những loại Segmentation Marketing nào? Trong bài viết dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết nhất, giải đáp về thuật ngữ này.
Bạn đang đọc: Segment là gì? 6 loại Segmentation trong Marketing bạn cần biết
1. Segment là gì? Những khái niệm liên quan đến Segment
1.1 Segment là gì?
Segment hiểu đơn giản là phần, phân khúc, đoạn,… Đây là khái niệm được sử dụng để nói về một phần của thứ gì đó lớn hay đầy đủ hơn.
Hiện nay, thuật ngữ Segment dùng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau như mạng máy tính, điện ảnh, nghệ thuật,… Tuy nhiên, phổ biến nhất chính là trong Marketing.
1.2 Market Segment là gì?
Trong Marketing, Segment thường kết hợp với thuật ngữ khác và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như Customer/Target Audience Segment là phân khúc khách hàng hay Market Segments là phân khúc thị trường,… Nhìn chung, nó chỉ đến một nhóm đối tượng mang đặc điểm, tiêu chí giống nhau và là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
1.3 Micro Segment là gì?
Micro Segment là siêu phân khúc thị trường, tức là những phân khúc hẹp – nơi mà các nhóm đối tượng mục tiêu mang đặc điểm, tiêu chí khác biệt, số lượng cũng khá ít.
1.4 Business Segment là gì?
Business Segment là thuật ngữ dùng để chỉ các phân khúc hoặc đơn vị kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Business Segment sẽ tạo ra doanh thu từ hoạt động bán 1 sản phẩm/1 dòng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng, không thuộc trọng tâm lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5 Sub segment là gì?
Sub Segment được hiểu là phân khúc phụ, nó mô tả một nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới ngoài nhóm khách hàng chính.
1.6 Audience Segmentation/Customer Segmentation là gì?
Đây là những thuật ngữ chỉ phân khúc khách hàng của doanh nghiệp. Trong các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ thường nghiên cứu thị trường để phân chia thành các phân khúc nhỏ hơn với các nhóm khách hàng riêng.
2. Tổng quan về Market Segmentation trong Marketing
Segmentation trong Marketing là gì? Nó có đặc trưng như thế nào? Tiếp tục tìm hiểu với Blogvieclam.edu.vn bạn nhé.
2.1 Market Segmentation là gì?
Market Segmentation chính là phân khúc thị trường. Thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực Marketing, chỉ nhiều đối tượng mục tiêu có những sở thích, nhu cầu, hành vi tương tự nhau.
Phân khúc thị trường là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, xác định trong quá trình xây dựng, triển khai các chiến dịch Marketing.
Market Segmentation là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C. Cụ thể về mô hình này như sau:
- R – Research: nghiên cứu thị trường
- STP – Segmentation: phân khúc thị trường, Targeting – thị trường mục tiêu, Positioning – định vị thương hiệu.
- MM – Marketing Mix: tiếp thị hỗn hợp
- I – Implementation: thực hiện, thực thi
- C – Checking: kiểm tra, tối ưu
2.2 Đặc trưng của Market Segmentation
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi cung cấp một số thông tin về đặc trưng của Market Segmentation như sau:
- Market Segmentation là một quá trình phân chia, phân khúc thị trường khá rộng lớn, gồm nhiều đoạn khác nhỏ khác nhau.
- Mỗi phân khúc thị trường sẽ gồm nhiều đối tượng có các nhu cầu, sở thích, tiêu chí,… giống hoặc tương tự nhau.
- Các doanh nghiệp thường nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình, từ đó đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
- Một thị trường sẽ chia thành nhiều Segment khác nhau theo các tiêu chí như nhân khẩu học, hành vi, địa lý,…
- Việc triển khai hoạt động Market Segmentation sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều rủi ro, thậm chí là còn giành được thị phần, vị trí nhất định trên thị trường lĩnh vực.
3. Vai trò của Market Segmentation
Có thể nói, Market Segmentation đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động Marketing, kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò đó thể hiện ở những khía cạnh là:
3.1 Việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao
Việc phân khúc thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung vào những khu vực, đoạn phù hợp và họ có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
Theo đó, thay vì tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian, nguồn nhân lực ở những nơi cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần chọn đúng Market Segmentation để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2 Xây dựng thương hiệu tốt hơn
Khi đã phân khúc được thị trường và tập trung cho những Segment nhất định, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu. Từ đây, họ bắt đầu có những hoạt động Marketing, xây dựng và phát triển chiến lược phù hợp cho từng nhóm đối tượng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị. Điều này cũng góp phần tăng khả năng xây dựng, định vị hình ảnh thương hiệu tốt hơn.
3.3 Tạo sự trung thành của khách hàng với thương hiệu
Những trải nghiệm mà khách hàng có được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc họ có quay trở lại, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Và việc triển khai các hoạt động phân khúc thị trường, xác định được nhóm đối tượng cụ thể, đưa ra những chiến lược liên quan đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được tiêu chí về trải nghiệm. Từ đây, mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sẽ dần hình thành, phát triển, tạo nên sự trung thành của họ đối với thương hiệu.
3.4 Giúp chiến lược khác biệt hóa đạt hiệu quả cao hơn
Khi doanh nghiệp tiến hành Market Segmentation, các chiến lược cho Segment sẽ được xây dựng cụ thể, riêng biệt. Và tạo nên khả năng khác biệt hóa cho sản phẩm, các thông điệp truyền tải đến khách hàng.
3.5 Quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác hơn
Vì doanh nghiệp đã tiến hành phân chia thị trường thành nhiều phân đoạn nhỏ với những đặc điểm, tiêu chí, khu vực,… khác nhau nên việc nhắm mục tiêu quảng cáo cũng sẽ chính xác hơn. Các nhà quảng cáo sẽ biết được đối tượng hướng đến liên quan đến những gì để triển khai hiệu quả. Từ đây, tỷ lệ tương tác, chuyển đổi cũng sẽ cao hơn.
4. Các loại Market Segmentation trong Marketing
Tìm hiểu thêm: Publisher trong Marketing là gì? Phân biệt publisher và advertiser
Hiện nay, có 6 loại Market Segmentation được áp dụng trong Marketing. Chi tiết về các loại này như sau:
4.1 Demographics Segmentation
Đây là phân khúc thị trường theo tiêu chí nhân khẩu học. Nó liên quan đến việc phân chia các nhóm khách hàng theo tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn,…
Với hình thức phân khúc thị trường này, các doanh nghiệp thường giả định những đối tượng có nhân khẩu học giống nhau sẽ có nhu cầu, mong muốn tương tự nhau.
4.2 Behavioral Segmentation
Behavioral Segmentation là phân khúc thị trường theo hành vi. Tức là doanh nghiệp sẽ xác định từng nhóm đối tượng dựa trên hoạt động tương tác của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. Những gì mà họ thể hiện có thể sẽ quyết định đến hành động trong tương lai, chẳng hạn như từ việc quan tâm, hỏi về công dụng, giá cả,… đến việc mua hàng.
4.3 Geographics Segmentation
Một loại phân khúc thị trường cũng được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là theo địa lý. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phân chia thị trường thành các Segment dựa vào tỉnh, thành phố, khu vực, quốc gia. Họ cho rằng các đối tượng khách hàng sống chung khu vực địa lý sẽ có nhu cầu giống nhau.
4.4 Interests Segmentation
Interests Segmentation là phân khúc theo sở thích – một hình thức được các nhà quảng cáo sử dụng khác nhiều. Nó giúp cho họ có thể tiếp cận được những khách hàng có chung sở thích và có xu hướng thực hiện những hành động tương tự nhau.
4.5 Psychographics Segmentation
Đây là phân khúc thị trường theo tâm lý học. Cách này ít được các doanh nghiệp sử dụng hơn bởi nó phân loại khách hàng theo tính cách, lối sống, quan điểm cá nhân,…
4.6 Socialgraphics Segmentation
Hình thức này là phân khúc thị trường theo xã hội học. Thông thường trong các mối quan hệ xã hội, một cá nhân sẽ là một mắt xích để kết nối nhiều người khác, họ chia sẻ, ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào nhau. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ phân chia theo cộng đồng mà khách hàng tương tác hay bị chi phối nhiều nhất để triển khai các chiến dịch phù hợp.
5. Một số điểm hạn chế của Market Segmentation
Bên cạnh những vai trò, lợi ích to lớn mà Market Segmentation mang lại cho doanh nghiệp, nó cũng tồn tại một số hạn chế cần lưu ý như sau:
- Chi phí cho hoạt động Marketing sẽ cao hơn: Market Segmentation có thể mang lại hiệu quả lâu dài, song các vấn đề về nhân lực, tài chính,… sẽ nhiều hơn thông thường.
- Quá trình xây dựng sản phẩm khá phức tạp: vì doanh nghiệp đang phân chia thị trường thành nhiều Segment nhỏ, riêng biệt nên quá trình sản xuất cũng phải được tách ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn bởi nó sẽ rất phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.
- Nhiều rủi ro hơn: các chiến lược liên quan đến phân khúc thị trường hầu hết đều mang tính giả định, vì vậy mà mức độ rủi ro cũng sẽ nhiều hơn.
6. Quy trình Market Segmentation hiệu quả cho doanh nghiệp
Để chiến lược Marketing đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp nên triển khai Market Segmentation theo một quy trình với những giai đoạn quan trọng như sau:
6.1 Giai đoạn 1: đặt mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định được rõ ràng mục tiêu mà mình hướng đến là gì? Sau khi phân khúc thị trường thì kết quả mong muốn ra sao? Doanh nghiệp có kỳ vọng về một sự thành công hoàn hảo không?,… Tất cả những vấn đề này đều cần phải có câu trả lời cụ thể.
6.2 Giai đoạn 2: xác định phân khúc khách hàng
>>>>>Xem thêm: 3 bước giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Sau khi có mục tiêu, doanh nghiệp sẽ cần phải nghiên cứu, phân tích và xác định được phân khách hàng. Chẳng hạn như biết được đối thủ cạnh tranh đang bán ở phân khúc nào, doanh nghiệp muốn thu thập dữ liệu gì về khách hàng hay phương thức tiếp cận ra sao?,…
6.3 Giai đoạn 3: Đánh giá phân khúc tiềm năng
Đây là một giai đoạn quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể biết được đâu mới là phân khúc tốt, phù hợp nhất để triển khai các chiến dịch.
Theo đó, doanh nghiệp cần biết tại sao mình chọn phân khúc này? Chân dung khách hàng lý tưởng mình lựa chọn như thế nào? Các dữ liệu có được có đủ tin cậy để đánh giá hay không?
6.4 Giai đoạn 4: phát triển chiến lược
Sau khi đã có những có sở, dữ liệu về phân khúc thị trường thì doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai các chiến lược. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần kiểm tra các giả định, liệt kê những yếu tố giúp chiến lược thành công.
6.5 Giai đoạn 5: thực thi, giám sát
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình phân khúc thị trường. Doanh nghiệp sẽ bắt tay vào thực hiện các kế hoạch đã đặt ra và theo dõi, giám sát để có những điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, “Segment là gì?” hay “Market Segmentation là gì?”, có lẽ các bạn đã hiểu rõ rồi phải không? Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ hữu ích và các Marketer có thể áp dụng được vào công việc của mình nhé.