Dù khá mới mẻ nhưng Talent Acquisition đang là phương thức được các Nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy hiểu chính xác Talent Acquisition là gì? Lợi ích và ứng dụng của Talent Acquisition trong tuyển dụng? Mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về Talent Acquisition qua bài tổng hợp dưới đây!
Bạn đang đọc: Talent Acquisition là gì? Chiến lược thu hút nhân tài trong tuyển dụng
1. Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition có nghĩa tiếng Việt là Thu hút nhân tài – là một phương pháp tuyển dụng nhân sự kiểu mới. Phương pháp này tập trung vào xây dựng quan hệ với các ứng viên tiềm năng và hình tượng doanh nghiệp. Từ đó liên tục tìm kiếm, đào tạo tài năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.
Từ định nghĩa trên, dễ dàng thấy Talent Acquisition là hoạt động tuyển dụng nhân sự mang tính chiến lược và dài hạn.
2. Talent Acquisition khác gì tuyển dụng truyền thống?
Ở phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm Talent Acquisition là gì. Tiếp theo, Blogvieclam.edu.vn sẽ chỉ ra điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Tuyển dụng truyền thống để bạn dễ dàng phân biệt chúng.
Điểm khác biệt | Talent Acquisition | Tuyển dụng truyền thống |
Thời gian | Dài hạn | Ngắn hạn |
Chiến lược tuyển dụng | Bao gồm các hoạt động mang tính chiến thuật:
|
Là một hoạt động nằm trong chiến lược tuyển dụng của Talent Acquisition, bao gồm các hoạt động cơ bản:
|
Tiêu chí lựa chọn ứng viên | Đánh giá triển vọng, năng lực thiết yếu và xu hướng của ứng viên. | Dựa vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn để đánh giá ứng viên. |
Tuỳ vào quy mô doanh nghiệp nói riêng và đặc điểm của ngành hàng nói chung mà các HR có thể lựa chọn phương pháp tuyển dụng thích hợp. Song, người làm bộ phận Nhân sự cũng cần học cách dự đoán và đo lường xu hướng để tìm ra ứng viên triển vọng, đáp ứng các tiêu chí của doanh nghiệp mình.
3. Lợi ích của Talent Acquisition đối với doanh nghiệp
Hiểu được cái hơn của Talent Acquisition là vậy, thế nhưng lợi ích mang về cho doanh nghiệp của Talent Acquisition là gì? 3 “quả ngọt” mà Blogvieclam.edu.vn liệt kê dưới đây là lời giải bạn cần tìm.
3.1 Nguồn nhân lực dồi dào
Nhờ vào chiến lược tuyển dụng Talent Acquisition đúng đắn, doanh nghiệp có trong tay danh sách các ứng viên tiềm năng và được update liên tục. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu áp lực trong quá trình tìm kiếm nhân tài, thậm chí còn có thêm thời gian để đánh giá và sàng lọc ứng viên phù hợp.
3.2 Đẩy mạnh cạnh tranh
Không chỉ tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, chiến lược Talent Acquisition còn tạo ra tinh thần học hỏi và cạnh tranh tích cực trong chính doanh nghiệp. Các nhân lực tài năng sẽ dễ dàng “bắt sóng” với nhau, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của cả tập thể.
3.3 Tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tuyển dụng truyền thống mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm nhân sự hoàn hảo, đầu tư tuyển dụng theo thời vụ không có chiến thuật cụ thể hay sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn hàng nghìn ứng viên có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những nhân tài,…
Trong khi đó, Talent Acquisition lại có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều rủi ro và các chi phí liên quan khác nhờ vào việc tạo ra nguồn cung ứng viên trong quá khứ.
4. Các nhiệm vụ chính của Talent Acquisition
Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của Talent Acquisition – phương pháp tuyển dụng kiểu mới của thị trường “đãi cát tìm vàng” trong những năm gần đây.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết content tuyển dụng hay kèm các mẫu tham khảo
4.1 Hoạch định khâu chiến lược
Khác với tuyển dụng truyền thống, Talent Acquisition sẽ giúp các doanh nghiệp hoạch định các chiến lược rõ ràng hơn. Thay vì lên các kế hoạch ngắn hạn, bạn cần phải thiết lập một hệ thống các hoạt động cần phải làm từ tìm kiếm các ứng viên phù hợp, quản lý thông tin của tất cả các ứng viên cùng như lập ra danh sách các ứng viên tiềm năng nhất.
4.2 Phân định nguồn nhân lực
Talent Acquisition cần có kiến thức và hiểu rõ yêu cầu/tính chất công việc của mỗi vị trí, chức vụ trong doanh nghiệp mình. Dựa vào đó mà thiết lập lên một bảng yêu cầu công việc bao gồm: kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực,… phục vụ cho công cuộc tìm kiếm ứng viên phù hợp.
4.3 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Một thương hiệu nổi tiếng không chỉ giúp thu hút người tiêu dùng mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhân tài. Thương hiệu càng vững thì càng có nhiều nhân sự tài giỏi và ngược lại.
Xuất phát từ lý lẽ đó, Talent Acquisition có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, thông tin tích cực về doanh nghiệp, phổ biến các văn hoá và môi trường của công ty. Ngoài ra, nhân viên Talent Acquisition nên có mối quan hệ rộng để giữ liên hệ với ứng viên qua website, mạng xã hội,…
4.4 Thiết lập mối quan hệ với ứng viên
Một trong những nhiệm vụ chính của Talent Acquisition là giúp doanh nghiệp giữ được mối quan hệ lâu dài với ứng viên. Thông qua việc lưu trữ thông tin dài hạn, các ứng viên được chọn hay không thì vẫn sẽ được công ty lưu lại hồ sơ để dành cho những trường hợp cần thiết. Kể cả các nhân viên đã xin nghỉ thì thông tin vẫn được lưu lại trên hệ thống doanh nghiệp.
4.5 Phân tích dữ liệu
Talent Acquisition là một chiến lược lâu dài, do đó không thể thiếu đi sự phân tích dữ liệu phù hợp, đặc biệt là thông tin của các ứng viên. Điều này không chỉ giúp cho việc tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn, mà các ứng viên được nhận vào cũng đã được phân tích sâu về tiềm năng, hiệu suất làm việc cũng như khả năng phát triển.
4.6 Đo lường và dự đoán
Phương thức thu hút nhân tài yêu cầu sự đo lường và dự đoán chính xác, không chỉ về mặt cảm tính mà còn phải dựa trên các con số và dữ liệu rõ ràng. Talent Acquisition làm tốt điều này thì quá trình tuyển dụng sẽ trở nên hiệu quả, mang về được nhiều ứng viên triển vọng.
5. Áp dụng chiến lược Talent Acquisition trong doanh nghiệp như thế nào?
Ghi nhớ 3 bước sau đây để áp dụng thành công chiến lược Talent Acquisition cho doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Ứng xử với đồng nghiệp hay nịnh bợ, nên làm sao?
5.1 Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
Muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những ứng viên sáng giá, bạn phải đảm bảo họ có thiện cảm hoặc ít nhất phải biết đến thương hiệu của bạn. Để làm được điều này, bạn cần chăm chút tạo hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho thương hiệu, chẳng hạn như: tạo lập website tuyển dụng, các tài khoản mạng xã hội Facebook, LinkedIn,… và thu hút tương tác vào chúng.
5.2 Mở rộng nguồn ứng viên
Khi thực hiện chiến lược Talent Acquisition, bạn cần chủ động tham gia vào các trang MXH hoặc các forum cộng đồng – nơi tập hợp nhiều chuyên gia trong ngành/lĩnh vực để bắt đầu tạo dựng quan hệ (follow, message, comment,…). Ngoài ra, đừng bỏ qua các hội nghị, seminar, networking event để “săn đón” những tài năng hàng đầu.
Bằng cách thực hiện công việc tạo nguồn ứng viên đều đặn, bạn sẽ sớm mở rộng các mối quan hệ và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt cộng đồng ứng viên.
5.3 Quản lý dữ liệu khoa học
Người làm Talent Acquisition cần sắp xếp dữ liệu ứng viên một cách khoa học để việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Bảng quản lý dữ liệu nên thể hiện rõ ứng viên đến từ nguồn nào, cách thức theo dõi và liên lạc với họ,…
Việc tìm hiểu Talent Acquisition là gì đã và đang là bước đi đầu tiên giúp doanh nghiệp chạy đua trên thị trường tuyển dụng. Hy vọng bài viết giúp bạn trang bị đủ kiến thức và cơ sở để nâng cao hiệu suất tuyển dụng cho doanh nghiệp mình!
Nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất trong quá trình tuyển dụng nhân sự dịp cuối năm, Blogvieclam.edu.vn chính thức triển khai chương trình: MIỄN PHÍ 03 TIN TUYỂN DỤNG dành cho khách hàng mới trên toàn quốc.
Thông tin chi tiết về chương trình
? Đối tượng nhận ưu đãi: Khách hàng mới của Blogvieclam.edu.vn (*).
? Thời gian bảo lưu ưu đãi: 30 ngày.
? Quyền lợi dịch vụ:
- Đăng tin việc làm miễn phí 100%.
- Tin tuyển dụng online 30 ngày (trên website và ứng dụng Blogvieclam.edu.vn).
- Tin tuyển dụng hiển thị đồng thời trên các kênh liên kết: Indeed, Jobstreet,…
ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG MIỄN PHÍ
(*) Khách hàng chưa có tài khoản NTD trên Blogvieclam.edu.vn hoặc khách hàng đã có tài khoản NTD trên Blogvieclam.edu.vn nhưng chưa sử dụng dịch vụ.