5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Thử việc: Làm “THẬT” hay làm “THỬ”?
Tìm hiểu thêm: Nhẫn nhịn nơi công sở, nên hay không?
>>>>>Xem thêm: Bộ bài test phỏng vấn kế toán có đáp án mới nhất
Trước giờ, tôi vẫn chưa bao giờ đi làm với suy nghĩ là có thử việc mà đi làm thật với tâm thế rõ ràng, nghiêm túc với công việc.
Trong các buổi đào tạo nhân viên mới hay chia sẻ với các bạn nhân viên mới vào, tôi thường nhắc các bạn rằng chúng ta đang đi làm “thật” chứ không phải đi làm “thử” hay dạo chơi. Vì nếu như thế, các bạn sẽ khó toàn tâm toàn ý trong công việc. Có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá sau thử việc.
Tôi cũng gặp không ít trường hợp không vượt qua được thử việc. Một phần do bạn không hòa nhập được nhưng cũng không ít trường hợp có tâm lý đi làm “thử”. Cũng có trường hợp bị áp lực tâm lý phải tạo ra được kết quả ngay nên nhiều trường hợp bị “dội” sau khi muốn thay đổi một số điều không phù hợp.
Trường hợp này gặp khá nhiều ở các bạn quản lý trẻ mà tôi đã từng mắc phải cũng như có dịp trò chuyện sau này. Cho nên, tôi vẫn khuyên các bạn nên bình tĩnh quan sát, điều chỉnh dần dần. Đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của nhiều người để làm việc, tránh gây phản ứng thái quá từ nhân viên cũ vì bạn đang cần họ để làm được việc của mình.
Tôi thường yêu cầu các bạn nhân viên mới “thử việc” trong vòng 03 (ba) ngày phải chuẩn bị một kế hoạch hay dự định làm trong thời gian này hoặc trưởng bộ phận phải phân công, giao việc. Phần kế hoạch này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá kết quả thử việc. Bạn cũng có quyền đề xuất những việc bạn dự kiến làm hoặc đề nghị được hỗ trợ trong phạm vi công việc của bạn.
Tôi cũng không quên nhắc các bạn mới đi làm, kể cả các bạn nhân viên nên chuẩn bị sẵn cho mình “kế hoạch thử việc” dù không được yêu cầu. Sau đó, trao đổi với quản lý trực tiếp về những điều đã được ghi trong kế hoạch chi tiết này và tiến hành làm theo. Cứ mỗi tuần, mỗi tháng lại đánh giá lại kết quả và hiệu chỉnh nếu có. Đặc biệt, các bạn ở vị trí quản lý thì nhiệm vụ này gần như là bắt buộc.
Khi sắp hết thời gian thử việc (07 ngày), các bên ngồi lại để cùng xem và đánh giá kế hoạch trong thời gian vừa qua. Cùng nhìn lại những điều đã làm được hoặc những điều cần cải thiện. Đó là cơ sở cho việc đánh giá “thử việc” có khoa học và chuyên nghiệp. Không ai mất lòng ai, mọi thứ đều suôn sẻ và minh bạch. Nếu làm tốt, bạn có quyền được đề nghị điều chỉnh lương, phúc lợi. Không có chuyện chỉ ký một mức lương như khi offer (mời làm việc) được.
Hơn hết, các bạn cũng chuẩn bị sẵn bản kế hoạch sau thử việc (12 tháng) để cùng trao đổi với công ty, quản lý. Giống bản kế hoạch thử việc về hình thức nhưng sẽ đầy đủ và chi tiết hơn về những gì cùng làm và cam kết làm trong thời gian sắp tới. Đó cũng chính là tầm nhìn xa, quản lý công việc khoa học và thông minh. Nhờ đó, thử việc hay sau thử việc cũng không phải là khó khăn nữa.
Tâm thế khi làm việc luôn cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện được sự chuyên tâm, tập trung và chiến lược thông minh trong công việc. Đừng bao giờ bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào dù là “làm thử” để rồi phải hối tiếc khi mình đã không đặt tâm mình vào nó và nuối tiếc khi chưa nỗ lực hết sức.
Tác giả: Bùi Đoàn Chung