Tranh biện là một kỹ năng quan trọng, giúp con người hoàn thiện bản thân và đóng góp nhiều giá trị cho tổ chức, công ty, xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu “tranh biện là gì?” và “tranh biện khác với tranh cãi ở đâu?”.
Bạn đang đọc: Tranh biện là gì? Bí quyết giành chiến thắng trong các cuộc tranh biện
1. Tranh biện là gì?
Trong phần này, Blogvieclam.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu “tranh biện là gì?” và các từ tiếng Anh liên quan đến thuật ngữ này.
1.1. Tranh biện là gì?
Tranh biện là gì? Nhiều người nghĩ rằng tranh biện giống như thuyết trình, theo đó một người sẽ đứng trên sân khấu và nói những gì đã được chuẩn bị sẵn. Thực tế không phải vậy.
Tranh biện (debate) là một hình thức diễn thuyết công khai. Nó có thể ở dạng tranh biện trực tiếp chính thức hoặc tranh biện giữa hai hoặc nhiều người về một chủ đề xác định tại một thời điểm cụ thể.
Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, tranh biện là “một cuộc thảo luận chính thức về một vấn đề cụ thể trong một cuộc họp công cộng hoặc hội đồng lập pháp, trong đó các lập luận đối lập được đưa ra và thường kết thúc bằng một cuộc bỏ phiếu”.
Mục đích của tranh biện là để thuyết phục phe đối lập rằng bạn đúng. Khi 2 bên đồng ý về chủ đề hoặc khi lập luận của một bên thuyết phục hơn bên kia thì đó là lúc cuộc tranh biện đi đến hồi kết. Trong một cuộc tranh biện chính thức, một người hòa giải (không ủng hộ, cũng không phản đối) sẽ quyết định ai là người chiến thắng. Trong một cuộc tranh biện không chính thức, cuộc tranh biện có thể tiếp tục cho đến khi một bên bỏ cuộc.
1.2. Các từ tiếng Anh gắn liền với tranh biện
- Debater: Tranh biện viên
- Adjudicator: Người phân xử (người chủ trì, đánh giá và phân xử trong một cuộc tranh biện)
- Swing Team: Đội thay thế (được thêm vào để đủ số lượng thi đấu khi đội chính thức không thể tham gia)
- Iron Man: Người nói thay thế (người nói 2 lượt, gồm lượt của mình và lượt của thành viên vắng mặt)
- Motion/Resolution: Kiến nghị
- Argument: Lập luận
- Case: Hệ thống luận điểm
- Claim: Luận đề
- Reasoning: Giải thích
- Evidence: Dẫn chứng
- Rebuttal: Phản biện
- Mechanism: Cơ chế
- Breaking Team: Đội được vào vòng đấu loại trực tiếp của cuộc thi
- Tab: Bảng xếp hạng đội, tranh biện viên, giám khảo cuộc thi
- Silent Round: Vòng mà kết quả sẽ được giữ kín. Vòng này thường là trận diễn ra trước khi công bố kết quả break vào Tứ kết.
Một cuộc tranh biện thường gồm bên ủng hộ, bên phản đối và người phân xử.
2. Vai trò của tranh biện
Tranh biện có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, tổ chức và cả xã hội.
2.1. tranh biện giúp bạn suy nghĩ chín chắn
Hầu hết mọi người có xu hướng đưa ra những tuyên bố độc đoán khi có sự bất đồng. Điều này dẫn đến một cuộc cãi vã hơn là một cuộc tranh biện.
Tranh biện đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ chín chắn, hiểu về ý tưởng của người khác cũng như quan điểm của riêng mình. Điều này bao gồm việc đặt câu hỏi về các lập luận với sự trợ giúp của các dữ liệu đáng tin cậy. Khả năng suy nghĩ chín chắn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định của riêng mình trong mọi khía cạnh của cuộc sống và giúp bạn nổi bật giữa đám đông.
2.2. Cải thiện kỹ năng nói của bạn
Cho dù bạn có tư duy tốt đến đâu và bạn hiểu rõ về một chủ đề cụ thể như thì nào, thì nó cũng sẽ không có giá trị gì nếu bạn không thể nói rõ suy nghĩ của mình. Những người có kỹ năng tranh biện giỏi thường là một diễn giả ăn nói lưu loát và hùng hồn.
2.3. Giúp bạn hiểu biết hơn
Một người có thói quen tranh biện thường là một người hiểu biết, có nhiều ý tưởng về các chủ đề khác nhau. tranh biện đòi hỏi bạn phải tham khảo thông tin từ nhiều nguồn để hỗ trợ cho lập luận của mình.
Trí tuệ đi kèm với kiến thức. Và trí tuệ là một phẩm chất được đánh giá cao. Tranh biện là một cách tuyệt vời để mở rộng kiến thức của bạn cũng như giúp bạn rèn luyện cách ứng dụng kiến thức vào thực tế.
2.4. Công cụ giải quyết xung đột
Các cuộc tranh biện diễn ra trong phòng xử án là một ví dụ hoàn hảo về tầm quan trọng của tranh biện trong việc giải quyết xung đột. Các kết luận rút ra từ một cuộc tranh biện hiệu quả là cách để đạt được sự đồng thuận.
2.5. Phương tiện mở rộng ý tưởng
Vì các cuộc tranh biện thường được thực hiện bởi nhiều người nên chúng là phương tiện nổi bật để chia sẻ ý tưởng của bạn với người khác. Không chỉ vậy, thông qua các cuộc tranh biện, bạn có cơ hội phát triển ý tưởng của mình và thuyết phục người khác nghe theo mình.
2.6. Cải thiện kỹ năng nghiên cứu của bạn
Các cuộc tranh biện đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị. Muốn mọi người đồng thuận với mình, bạn cần đưa ra những lập luận mạch lạc. Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải hiểu càng nhiều càng tốt về chủ đề đó, cũng như các chủ đề liên quan. Bạn cần tìm hiểu kho thông tin rộng lớn có sẵn trên sách, các bài báo, internet,…
2.7. Làm cho bạn có ý thức về thời gian
Hầu hết các cuộc tranh biện diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ngay cả trong các cuộc tranh biện không chính thức, mọi người đều có một khoảng thời gian giới hạn để thể hiện bản thân. Kết quả là, các cuộc tranh biện mang lại cho bạn cảm giác tốt hơn về thời gian và biết cách sắp xếp thứ tự cho những điều bạn nói. Nó giúp bạn phát triển thói quen chỉ nói những gì cần thiết.
2.8. Mở rộng quan điểm của bạn
Một điều mà nhiều người không hiểu về các cuộc tranh biện là nó có 2 chiều. Các cuộc tranh biện không chỉ là những bài phát biểu đơn thuần, mà nó còn bao gồm những lập luận trái ngược. Các cuộc tranh biện là phương tiện để hiểu các quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề. Điều này giúp phát triển khả năng nhìn nhận cùng một sự việc từ nhiều góc độ khác nhau và đôi khi, đó là một góc nhìn tốt hơn.
2.9. Phát triển các ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn
Các ý tưởng được trình bày trong cuộc tranh biện có thể là giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong tổ chức, xã hội. Ngay cả khi không mang lại hiệu quả như mong muốn, thì các ý kiến này vẫn có thể là nền móng để phát triển những biện pháp hoàn thiện hơn.
3. Những điều cơ bản cần biết về tranh biện
Dưới đây là thông tin cơ bản về nguyên tắc, cấu trúc của một cuộc tranh biện điển hình.
3.1. Luật tranh biện
Không có điều luật cụ thể nào, tuy nhiên, các cuộc tranh biện điển hình thường được tiến hành dựa trên nguyên tắc sau:
- Chủ đề: Có thể là một ý tưởng, một tuyên bố, một chính sách bất kỳ.
- Người tham gia: Có thể là 2 người hoặc 2 nhóm người, chia thành 2 phía ủng hộ và không ủng hộ.
- Cách thực hiện: Mỗi bên sẽ thay nhau đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng để chứng minh quan điểm của mình là đúng và phản biện lại ý kiến của đối phương.
- Thời gian: 2 bên tự quy định thời gian để mỗi bên trình bày quan điểm của mình.
Tìm hiểu thêm: Gamification – Giải pháp thúc đẩy của doanh nghiệp?
3.2. Cấu trúc vòng tranh biện
Trong phần này, chúng ta có một số ký hiệu cần ghi nhớ:
- A: Đội tán thành
- A1: Người đầu tiên của đội tán thành
- A2: Người thứ 2 của đội tán thành
- A3: Người cuối cùng của đội tán thành
- N: Đội phản đối
- N1: Người đầu tiên của đội phản đối
- N2: Người thứ 2 của đội phản đối
- N3: Người cuối cùng của đội phản đối
Một cuộc tranh biện thường diễn ra 3 vòng, với diễn biến chung như sau:
Vòng 1: Chứng minh quan điểm
- A1: Tuyên bố quan điểm tán thành về chủ đề tranh biện (1 phút)
- N2: Đặt câu hỏi cho A1, Đội A cử người trả lời (2 phút)
- N1: Tuyên bố quan điểm phản đối về chủ đề tranh biện (1 phút)
- A2: Đặt câu hỏi cho N1, Đội N cử người trả lời (2 phút)
Vòng 2: tranh biện
Trong vòng này, 2 bên sẽ thay phiên nhau đưa ra ý kiến để bảo vệ quan điểm của đội và phản bác ý kiến của đội đối phương. Mỗi thành viên của 1 đội có thời gian nói 1 phút.
Vòng 3: Kết luận
- A3: Đưa ra kết luận cho đội A (1 phút)
- N3: Đưa ra kết luận cho đội N (1 phút)
3.3. Cấu trúc lập luận cho ý tưởng
Cấu trúc của một lập luận tốt thường gồm: Luận điểm – Lý lẽ – Dẫn chứng – Tầm quan trọng.
- Luận điểm: Lý do lớn để ủng hộ hoặc phản đối ý tưởng, tuyên bố,… nào đó.
- Lý lẽ: Chứng minh vì sao luận điểm đưa ra lại đúng.
- Dẫn chứng: Bằng chứng, ví dụ thực tế (kết quả nghiên cứu khoa học, số liệu thống kê, tình huống thực tế,…) để củng cố cho luận điểm.
- Tầm quan trọng: Chỉ ra lập luận của bạn liên quan tới trọng tâm của cuộc tranh biện như thế nào.
3.4. Ví dụ về một cuộc tranh biện có cấu trúc
Ví dụ tranh biện: Chủ đề Work from home
Phía tán thành | Phía phản đối |
Luận điểm 1: Work from home nghĩa là chúng ta sẽ không cần di chuyển từ nhà đến công ty và ngược lại. Bằng chứng: Tình trạng giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM rất tệ. Tắc đường nghiêm trọng khiến người lao động tốn nhiều thời gian di chuyển, có những quãng đường chỉ dài 1km cũng mất tới 20 – 30 phút để đến nơi. Quá trình di chuyển từ nhà đến công ty có thể làm lãng phí tới 1 – 2 tiếng mỗi ngày. Ảnh hưởng: Work from home giúp tiết kiệm thời gian. |
Luận điểm 1: Nhà không phải là môi trường thích hợp để làm việc. Bằng chứng: Khi ở nhà, chúng ta dễ bị phân tâm bởi nhiều nhiệm vụ khác: giặt đồ, nấu cơm, quét nhà, chăm sóc con cái,… Ảnh hưởng: Work from home sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. |
Luận điểm 2: Work from home giúp cải thiện tâm trạng. | Luận điểm 2: Thiếu các thiết bị văn phòng cần thiết khi làm việc tại nhà. |
Luận điểm 3: Work from home giúp tiết kiệm tiền. | Luận điểm 3: Làm việc tại nhà làm xa cách các mối quan hệ. |
4. Phân biệt tranh biện và tranh cãi
Tranh biện | Tranh cãi | |
Hình thức | Dùng lý lẽ phân tích 2 mặt của 1 vấn đề. | Dùng lý luận để bảo vệ cái tôi bản thân. |
Mục đích | Tìm ra kết luận chung: mặt tốt, mặt chưa tốt, giải pháp cho vấn đề,… | Chứng minh mình là người đúng (người thắng), đôi phương là người sai (kẻ thua). |
Đề cao | Đề cao kiến thức, lợi ích chung; không quan trọng về thắng thua. | Đề cao cảm xúc, không quan tâm đến giá trị kiến thức có thể nhận được. |
5. Kỹ năng tranh biện văn minh trong công sở
Những cuộc tranh biện có thể diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Và chẳng thể thiếu trong công việc, các cuộc tranh biện giữa các đồng nghiệp với nhau, thậm chí là nhân viên tranh biện với sếp, để tìm ra giải pháp tốt nhất cho một vấn đề. Vậy làm sao để cuộc tranh biện không trở thành cãi vã và mang lại hiệu quả trong công việc? Bạn hãy nắm bắt và tập thực hành những kỹ năng tranh biện hữu ích sau đây:
5.1. Đề cao lợi ích tập thể và mục đích chung
Trong công việc, các cuộc tranh biện là của các thành viên trong công ty và mọi người đều hướng đến lợi ích chung của công ty. Vì vậy, mọi người nên đưa ra các ý tưởng, ý kiến tranh biện một cách văn minh, phản biện với ý thức xây dựng để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất. Đừng để sự ích kỷ cá nhân gây nên mâu thuẫn và ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể.
>>>>>Xem thêm: 8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết
5.2. Không tranh biện lạc chủ đề
Mỗi cuộc tranh biện đều đưa ra vấn đề cần giải quyết. Do đó, mọi người tham gia tranh biện phải đưa ra những ý kiến, bàn cãi đi đúng hướng, đúng mục tiêu ban đầu. Không để tình trạng cuộc tranh biện đi sang một chủ đề khác, khiến vừa mất thời gian, làm tăng mâu thuẫn mà không giải quyết được vấn đề.
Để làm được việc này, khi tham gia tranh biện cần xác định rõ các khía cạnh của vấn đề, đưa ra ý kiến và dẫn chứng chứng minh khoa học, logic. Nếu nhận thấy cuộc tranh biện lạc chủ đề, hãy thừa nhận và nhanh chóng đưa ý kiến trở lại đúng hướng.
5.3. Không chỉ trích cá nhân
Trong mỗi cuộc họp bàn về công việc, thì những cuộc tranh biện nên diễn ra trên tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung của công ty. Vì vậy, người tranh biện không nên dùng thái độ phản đối gay gắt và chỉ trích cá nhân để chiến thắng trong cuộc tranh biện. Để tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc tranh biện, chúng ta cần:
- Lắng nghe ý tưởng của mọi người thay vì phán xét
- Không công kích cá nhân
- Khen thưởng nhân viên vì kết quả và đề xuất hiệu quả, chứ không phải là người chiến thắng trong cuộc tranh biện
5.4. Tôn trọng người khác
Cuộc tranh biện sẽ có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, mọi người nên tôn trọng những ý tưởng, quan điểm của người khác. Nếu thấy chưa đúng, bạn nên phản biện bằng những số liệu, dẫn chứng chứng minh thuyết phục. Nếu ý kiến của người khác là đúng, hãy thừa nhận là mình sai và thực lòng công nhận.
Kết luận
Bài viết trên đây, Blogvieclam.edu.vn đã giải đáp cho bạn “tranh biện là gì?” và gợi ý cho bạn những kỹ năng tranh biện hiệu quả để áp dụng trong công việc. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ trở thành người tranh biện văn minh và thành công tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Đừng quên theo dõi jobsgo.vn để đón đọc những bài viết về phát triển kỹ năng bản thân trong công việc bạn nhé.