Tự học hiệu quả với phương pháp Sandbox

Giữa thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc tự học chưa bao giờ trở nên dễ dàng và thuận lợi như hiện nay. Luôn có sẵn rất nhiều sách vở và các tài liệu trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Việc của chúng ta chỉ là tìm cách tận dụng tối đa chúng. Áp dụng phương pháp Sandbox sẽ giúp bạn tự học mọi thứ trên đời thật hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tự học hiệu quả với phương pháp Sandbox

Tư duy đúng về việc tự học

Bản thân mỗi người luôn thường trực suy nghĩ rằng, ta cần phải được giáo dục, được đến trường lớp để học những điều mới. Nhưng thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể tự học. Hiện nay, một số công ty, đặc biệt là các Startup với tư duy mới mẻ không còn yêu cầu tấm bằng đại học về chuyên môn. Hầu hết những người thành công có được vị trí như ngày hôm nay đều có khả năng tự học và tự rèn luyện các kỹ năng hiệu quả. Vì vậy, đã đến lúc bạn nên cố gắng làm điều tương tự.

Tự học sẽ là một kỹ năng cốt lõi ở thế kỷ 21. Nếu bạn lỡ chọn sai ngành học hay chọn sai một công việc, tự học sẽ là chiếc chìa khóa mở ra lối đi mới cho bạn. Nó sẽ quyết định khả năng thích ứng với sự thay đổi và mở rộng không ngừng của thị trường việc làm. Vấn đề đặt ra là bạn sẽ ứng dụng cách thức tự học nào để có được năng suất tốt nhất.

Chúng ta nên học như thế nào?

Cách chúng ta được dạy để học 

Tiếp nhận giải pháp – Tiếp nhận vấn đề – Áp dụng giải pháp

Chúng ta nên học như thế nào?

Trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta thường được định hình tư duy tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Năng lực học tập của bạn được đánh giá dựa trên điểm số các bài tập, bài kiểm tra và đồ án. Việc học giống như quá trình ghi nhớ và áp dụng những thông tin bạn được đưa sẵn cho. Tuy nhiên, bạn chưa bao giờ được rèn luyện cách để tự tìm kiếm những thông tin đó.

Chẳng hạn như trong buổi học về xây dựng trang web, giảng viên sẽ đưa cho bạn đầy đủ công cụ và các bước thực hiện. Bạn chỉ cần làm theo đúng như đã được hướng dẫn. Nhưng khi bước ra thực tế, việc học không diễn ra dễ dàng như vậy. Bạn sẽ được giao một nhiệm vụ bất kỳ và phải tự tìm ra cách để giải quyết dù chưa được truyền đạt kiến ​​thức từ trước.

Cách bạn phải học trong đời thực 

Tiếp nhận vấn đề – Tìm giải pháp thích hợp – Áp dụng giải pháp

Tiếp tục lặp lại bước 2 và 3 nếu vấn đề chưa được giải quyết

Tìm hiểu thêm: 6 tips giúp bạn có giấc ngủ trưa sảng khoái tại văn phòng

Cách bạn phải học trong đời thực 

Về cơ bản, đây chính là quá trình dự đoán và thử nghiệm. Khi tự học một cái gì mới, bạn chẳng có giáo trình hay ai đó hướng dẫn bạn từng bước một. Bạn cứ thế đi từ vấn đề này đến vấn đề khác và dần trở nên cứng cỏi hơn trong việc dự đoán và thử nghiệm. Ở giai đoạn đầu, tự học theo cách thức mới này có thể khó khăn với bạn. Hãy áp dụng ngay phương pháp Sandbox để việc tự học không còn là nỗi đáng sợ nữa.

Phương pháp Sandbox – tối ưu hóa kỹ năng tự học

Phương pháp Sandbox (vùng thử) là một quá trình tự giáo dục một cách liên tục, dựa trên các nghiên cứu về cách chúng ta tiếp nhận và xử lý thông tin. Theo phương pháp này, chúng ta cần không ngừng thúc đẩy bản thân phát triển bằng cách tăng cường sự hiểu biết trực quan về các kỹ năng hiện có và tiếp xúc tối đa thông tin về kỹ năng ta muốn có. Hoạt động ghi nhớ các sự kiện, công thức hay các chi tiết nhỏ nhặt khác được giảm thiểu. Quá trình học tập này được chia thành 4 bước theo chu kỳ:

Bước 1: Tạo cho bản thân một Sandbox 

Bước đầu tiên, bạn sẽ cần phải tạo một môi trường để tiến hành việc tự học. Phần lớn thời gian nên được sử dụng để thực hành và thử nghiệm chứ không phải học. Vì vậy, bạn cần một “vùng thử” của riêng mình. Một nơi cho phép bạn tự do khám phá, thử nghiệm và chấp nhận thất bại, mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, tiền hoặc danh tiếng của bạn.

Sandbox cần phải đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Chi phí thấp hoặc miễn phí
  • Sân chơi thân thiện
  • Công khai

Ví dụ về Sandbox (vùng thử):

Viết/Marketing: Một blog cá nhân trên WordPress, Medium hay Codelearn.

Thiết kế: Phần mềm Sketch, Photoshop và tài khoản Dribbble để lưu giữ thành quả.

Bước 2: Nghiên cứu

Để tiếp tục mở rộng giới hạn của vùng thử, gia tăng khả năng thực hành kỹ năng, đầu tư nhất định cho việc nghiên cứu là cần thiết. Các tài nguyên nghiên cứu vô cùng phong phú, bạn cần chọn lọc ra những gì đáng đọc, đáng nghe và đáng tin nhất. 

Hãy bắt đầu bằng những hướng dẫn ngắn gọn và rõ ràng mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức cho kỹ năng muốn học trong vùng thử. Sau đó, tìm hiểu đa dạng các tài liệu hơn để mở rộng hiểu biết của bạn và tạo các cơ hội thử nghiệm mới. Các nguồn tài liệu nghiên cứu tiêu biểu nhất là: Sách, blog và các khóa học trực tuyến.  

>>>>>Xem thêm: Hợp đồng thử việc: 8 lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua!

Chọn lọc tài liệu nghiên cứu phù hợp

Bước 3: Thực hành

Trong khuôn khổ sandbox của mình, cách bạn lựa chọn phương pháp thực hành rất quan trọng. Thực hành sai phương pháp có thể dẫn đến việc lãng phí nhiều thời gian và công sức, nhưng phương pháp thực hành đúng có thể giúp bạn đạt tới độ “chín” trong kỹ năng chỉ với thời gian ngắn. Quan trọng nhất là bạn cần tạo động lực cho bản thân và có trách nhiệm để đảm bảo rằng bạn thật sự sẽ áp dụng những điều mình đã học.

Thực hành một cách đúng đắn là khi bạn:

  • Thành thật tự đánh giá ưu nhược điểm của bản thân 
  • Đặt các mục tiêu cao hơn để tự thúc đẩy bản thân bước ra khỏi vùng an toàn
  • Luôn tập trung cao
  • Đón nhận sự phản hồi

Bước 4: Tìm kiếm những lời nhận xét

Bước cuối cùng trong quá trình tự học đó là tìm kiếm sự phản hồi. Chẳng hạn như khi bạn học ngoại ngữ, thật khó để bạn tự biết được phát âm của mình đúng hay không. Nên có một người lắng nghe và chỉ ra lỗi sai cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp phản hồi trực tuyến. Nếu bạn đăng tải các tác phẩm về nghệ thuật, bạn có thể cảm nhận được mọi người thích hay không thích dựa trên nội dung lời nhận xét. Tuy vậy, cần cẩn thận ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông khi dùng cách này

Duy trì vòng lặp tự học

Nếu bạn đã trải qua đầy đủ các bước thiết kế sandbox cho bản thân, nghiên cứu và áp dụng các kiến thức để cải thiện kỹ năng và nhận được phản hồi về kết quả học tập, hãy tiếp tục lặp lại quá trình ấy. Khi đã đạt được một mục tiêu, bạn nên quay lại bước nghiên cứu để quyết định xem bạn cần học kỹ năng nào tiếp theo rồi điều chỉnh sandbox cho phù hợp. 

Kết

Một vòng tuần hoàn của việc tự học không ngừng bằng phương pháp Sandbox sẽ giúp bạn luôn trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Blogvieclam.edu.vn chúc bạn thành công mở khóa được những kiến thức và kỹ năng mới.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *