Ứng viên thất hứa: Hành xử thiếu chuyên nghiệp hay có nỗi khổ riêng?

Ứng viên thất hứa là một trong những tình trạng khá phổ biến hiện nay, khiến không ít nhà tuyển dụng phải đau đầu vì bị cho “leo cây”. Vậy tại sao các ứng viên lại thường xuyên thất hứa? Liệu rằng họ đang có nỗi khổ riêng nào hay chỉ là hành xử thiếu chuyên nghiệp? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn phân tích, bàn luận về vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: Ứng viên thất hứa: Hành xử thiếu chuyên nghiệp hay có nỗi khổ riêng?

Ứng viên thất hứa – tình trạng phổ biến hiện nay

Hiện nay, thị trường việc làm đang ngày càng trở nên sôi động, các lĩnh vực, ngành nghề đều có nhu cầu tuyển dụng lớn. Chính vì vậy, các ứng viên đang có rất nhiều sự lựa chọn, dẫn đến tình trạng hứa hẹn rồi cho nhà tuyển dụng “leo cây”.

Ứng viên thất hứa – tình trạng phổ biến hiện nay

Không ít ứng viên khi nhận được cuộc hẹn phỏng vấn/hẹn làm việc đều thể hiện sự hào hứng, quan tâm và đồng ý tham gia. Thế nhưng, một thực trạng khá đáng buồn chính là nhiều người đến quá muộn hoặc không đến, khiến nhà tuyển dụng phải chờ đợi. 

Trong một cuộc khảo sát của Blogvieclam.edu.vn về tình trạng này, có nhà tuyển dụng chia sẻ: Nhiều ứng viên khi liên hệ thì đồng ý và hẹn ngày phỏng vấn nhưng đến ngày thì không thấy đâu. Khi chúng tôi gọi thì họ không nghe máy, tắt máy hoặc thậm chí là trả lời tỉnh bơ – em không có nhu cầu tìm việc, em đồng ý cho vui. Những trường hợp như vậy, cấp trên sẽ đánh giá bộ phận nhân sự thấp, làm mất thời gian của công ty.

Mặc dù đây là tình trạng khó có thể tránh khỏi trong quá trình tuyển dụng, tuy nhiên nó lại càng phổ biến, diễn ra quá thường xuyên. Vậy tại sao các ứng viên lại thất hứa? Họ đang hành xử thiếu chuyên nghiệp hay có lý do gì phía sau?

Tại sao các ứng viên thất hứa với nhà tuyển dụng?

Ứng viên thất hứa bởi rất nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Cụ thể phải kể đến như là:

Lý do chủ quan

Tại sao các ứng viên thất hứa với nhà tuyển dụng?

Đây được xem là những lý do xuất phát từ bản thân của ứng viên, là họ không muốn tham gia buổi phỏng vấn đã hẹn trước. Và cách hành xử này được đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, nông nổi và thường tập trung vào các bạn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm.

  • Thứ nhất, ứng viên không thực sự muốn tìm việc làm, còn lưỡng lự, ngại đi phỏng vấn.
  • Thứ hai, ứng viên vẫn đang đi làm ở công ty khác, ứng tuyển để xem năng lực mình đến đâu chứ không có nhu cầu chuyển việc. Và khi công ty có nhiệm vụ quan trọng, không thể nghỉ thì chắc chắn sẽ phải “bùng” phỏng vấn đã hẹn trước đó.
  • Thứ ba, ứng viên ứng tuyển nhiều nơi, trùng lịch phỏng vấn nên phải thất hứa với một số công ty.

Lý do khách quan

Ngoài những lý do chủ quan thì một số yếu tố khách quan cũng khiến cho ứng viên phải thất hứa với nhà tuyển dụng. Vậy đó có thể là lý do gì?

Tìm hiểu thêm: [Mẹo công sở] 5 cách làm việc với người hay khó chịu bạn nên biết!

Ứng viên thất hứa bởi trời mưa quá to

  • Nhà quá xa, tắc đường, ứng viên không đến kịp và nhà tuyển dụng phải chờ đợi quá lâu.
  • Trời mưa to, ứng viên không đến phỏng vấn theo lịch hẹn.
  • Xe hỏng khiến ứng viên không thể tham gia phỏng vấn đúng giờ hoặc là không đến.
  • Ứng viên có việc đột xuất phải xử lý, không thể tham gia phỏng vấn.
  • Một số lý do khác liên quan đến trục trặc hồ sơ, giấy tờ, trang phục của ứng viên,…

Mách bạn mẹo “thất hứa chuyên nghiệp” với nhà tuyển dụng

Quá trình tìm kiếm, hẹn lịch phỏng vấn, sắp xếp người phỏng vấn,… đối với các nhà tuyển dụng không phải đơn giản. Đôi khi họ phải gác lại toàn bộ công việc để có thể trao đổi với ứng viên nhưng các bạn lại không đến.

>>>>>Xem thêm: Cách gửi lời cảm ơn sếp chân thành và ý nghĩa nhất trước khi nghỉ việc

Mách bạn mẹo “thất hứa chuyên nghiệp” với nhà tuyển dụng

Là ứng viên đi tìm việc, các bạn cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, văn minh. Dù là trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, khi đã phải “thất hứa”, hãy đảm bảo thể hiện mình cư xử đúng mực. Và dưới đây là một số lời khuyên, mẹo mà Blogvieclam.edu.vn bật mí cho các ứng viên cách để “thất hứa chuyên nghiệp” với nhà tuyển dụng nhé!

  • Đối với lý do chủ quan: khi ứng viên không muốn tham gia phỏng vấn hoặc có sự lựa chọn khác, hãy liên hệ lại với phía nhà tuyển dụng chậm nhất là buổi sáng của ngày hẹn phỏng vấn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng không mất thời gian, công sức chờ đợi. Hoặc nếu bạn đã có ý định không tham gia phỏng vấn, hãy gửi mail đến cho họ để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.
  • Đối với lý do khách quan: những lý do này là không thể biết trước, cũng vì bất đắc dĩ nên các bạn mới phải thất hứa. Do đó, nếu đến muộn, hãy gọi ngay cho nhà tuyển dụng để báo về sự cố mình gặp phải. Thường các nhà tuyển dụng sẽ thông cảm cho bạn về vấn đề này. Còn nếu có việc đột xuất không thể đến, bạn cũng cần gửi mail hoặc gọi điện để xin lỗi và mong họ sắp xếp cho mình một buổi phỏng vấn khác.

Ứng viên thất hứa quả thực là điều không nhà tuyển dụng nào mong muốn. Tuy nhiên, tùy vào cách hành xử của các bạn mà họ sẽ có tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Là một người văn minh, dù thất hứa cũng cần phải chuyên nghiệp. Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các ứng viên biết cách để xử lý tình huống khi không thể tham gia phỏng vấn, làm việc một cách phù hợp nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *