Tại một xã hội thu nhỏ như môi trường công sở, không khó để bạn nhìn thấy những kẻ “bám đuôi”, “theo chân” nịnh bợ sếp. Vậy, khi phải sống trong một không gian với những đồng nghiệp như vậy, bạn nên chọn cách ứng xử thế nào cho hợp lý? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Ứng xử với đồng nghiệp hay nịnh bợ, nên làm sao?
Thế nào là đồng nghiệp hay nịnh bợ?
Có lẽ, ở môi trường công sở nào cũng sẽ xuất hiện đồng nghiệp hay nịnh bợ. Kiểu đồng nghiệp này thường tận dụng mọi cơ hội, thời cơ để có thể tiếp cận cấp trên, để được cấp trên chú ý. Đây là kiểu người muốn dùng lời ngon, tiếng ngọt để lấy lòng sếp. Ngoài ra, họ cũng không ngại nịnh bợ bằng những món quà đắt tiền nhằm đạt được sự thăng quan, tiến chức trong công việc. Nói cách khác, thay vì cố gắng đi lên bằng nỗ lực, sự cố gắng của bản thân, kiểu đồng nghiệp hay nịnh bợ muốn đi lên thông qua đường tắt, bằng cách tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp.
Có đồng nghiệp hay nịnh bợ, cảm giác thế nào?
Kiểu người thích nịnh bợ thường khó hòa hợp với đồng nghiệp xung quanh bởi trong công việc, họ luôn cố gắng đùn đẩy nhiệm vụ cho người khác để chạy theo lấy lòng sếp. Chắc hẳn, khi phải làm việc với những đồng nghiệp như vậy, ai cũng sẽ mang trong mình cảm giác khó chịu.
Đặc biệt, khi bạn phải làm việc chăm chỉ, cống hiến hết mình để được công nhận mà những kẻ đó có thể “một bước lên mây” chỉ vì biết cách làm sếp vui lòng thì tâm trạng khó chịu ấy càng được lan rộng. Dần dà, nó có thể nảy sinh thành sự bất mãn, không hài lòng. Với những cung bậc tâm trạng đó, hiệu quả làm việc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn không còn động lực, sự đam mê, nhiệt huyết để làm việc, để cống hiến như trước nữa.
Ứng xử với đồng nghiệp hay nịnh bợ ra sao?
Vậy khi “sống chung” với kiểu đồng nghiệp hay nịnh bợ tại môi trường công sở, bạn nên ứng xử như thế nào cho hợp lý? Cùng tìm câu trả lời qua những nội dung dưới đây nhé!
Hoàn thành tốt công việc
Có lẽ, cố gắng hoàn thành tốt công việc của bản thân là điều bạn nên làm nhất. Thay vì để ý, soi mói chuyện nịnh bợ của đồng nghiệp làm tốn thời gian bản thân, bạn hãy cứ làm tròn nhiệm vụ của mình. Hoàn thành xuất sắc công việc được giao là cách tốt nhất và nhanh nhất giúp bạn chứng minh năng lực của chính mình. Và chắc hẳn, với những gì bạn đã làm, công sức của bạn sẽ được đánh giá và một cách xứng đáng.
Đây là kinh nghiệm xương máu được đúc kết được từ những tấm chiếu “từng trải”.
Tìm hiểu thêm: Standee là gì? Đặc trưng, lợi ích và phân loại standee
Trao đổi khéo léo với sếp
Trong trường hợp đồng nghiệp nịnh bợ không tập trung vào công việc, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhóm, bạn có thể khéo léo trao đổi riêng với sếp. Tuy nhiên, hãy thật tinh tế cho cấp trên thấy đồng nghiệp đang có tình trạng bỏ bê công việc, không tham gia đóng góp vào những dự án chung. Blogvieclam.edu.vn tin rằng, cấp trên của bạn sẽ có cách xử lý thỏa đáng.
Nên nhớ, tuyệt đối không nói chuyện với sếp bằng một thái độ bất mãn. Như vậy, rất có thể sẽ làm cấp trên phật ý và sau này, bạn rất khó để có một cuộc sống công sở yên ổn như ý.
Không được tỏ thái độ với đồng nghiệp
Ngoài ra, bạn không nên tỏ thái độ với đồng nghiệp của mình. Mặc dù, bạn không thích thói nịnh bợ của họ, thế nhưng nếu việc đó không gây ảnh hưởng gì tới bạn thì hãy cứ “nhắm mắt cho qua”. Việc thể hiện sự chán ghét đồng nghiệp ra mặt sẽ làm sứt mẻ mối quan hệ của bạn, thậm chí, biến không khí công sở trở nên nặng nề. Hãy giữ một thái độ hòa nhã với đồng nghiệp để xây dựng một môi trường công sở thân thiện, hài hòa.
>>>>>Xem thêm: 10 LỜI KHUYÊN VÀNG VỀ DINH DƯỠNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu bạn còn cách đối phó nào khác với kiểu đồng nghiệp này thì đừng ngại chia sẻ với Blogvieclam.edu.vn nhé!
THAM GIA NGAY
Hy vọng, với những chia sẻ Blogvieclam.edu.vn mang đến ở trên, bạn đã biết cách ứng xử khôn khéo với kiểu đồng nghiệp thích nịnh bợ tại chốn công sở. Theo dõi Blogvieclam.edu.vn để nắm thêm được nhiều mẹo hay và bổ ích qua những câu chuyện công sở vui nhộn nhé!