Nếu bạn đang quan tâm đến nghề kế toán nhưng lại băn khoăn không biết tính cách bản thân có thực sự phù hợp không thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Những tiết lộ thú vị về tính cách kế toán sẽ đem đến câu trả lời cho bạn.
Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu cho thấy bạn có tố chất để trở thành một kế toán viên
1. Khái quát chung về nghề kế toán
Kế toán là công việc chuyên về thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về sự biến đổi, vận động tài sản trong doanh nghiệp. Từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình hoạt động và có kế hoạch nhằm cân bằng lợi ích doanh nghiệp và toàn xã hội.
Ở mỗi công ty, nhân viên kế toán sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định tùy theo quy mô, lĩnh vực hoạt động cũng như cấp bậc. Nhưng nhìn chung công việc của kế toán đều xoay quanh những hoạt động chính như:
- Thực hiện ghi chép đầy đủ, chi tiết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Kiểm tra sổ sách, lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan.
- Xử lý toàn bộ dữ liệu kế toán để lập báo cáo chi tiết về tình hình tài chính doanh nghiệp cho lãnh đội ngũ điều hành.
- Phân tích tình hình tài chính, doanh thu để có kế hoạch tham mưu cho ban lãnh đạo.
2. Tính cách phù hợp làm kế toán
Nhiều người thường cho rằng, để trở thành một nhân viên kế toán giỏi, chỉ cần kiến thức và chuyên môn là đủ. Quan điểm này đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Vì theo chia sẻ của kế toán trưởng tại các tập đoàn đa quốc gia, ngoài kiến thức, một kế toán viên chuyên nghiệp phải có tố chất phù hợp với nghề.
Dưới đây là 5 tính cách kế toán tiêu biểu:
2.1 Cẩn thận, tỉ mỉ
Cẩn thận, tỉ mỉ là tính cách kế toán quan trọng, đồng thời là tiêu chí quyết định bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì nhiệm vụ của kế toán luôn có mối liên hệ mật thiết với những con số. Theo đó, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất không tưởng về cả tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
2.2 Nhanh nhạy
Trong nhóm tính cách quan trọng của kế toán viên, nhanh nhạy là phẩm chất được đánh giá rất cao. Vì tính chất công việc phải “cận kề” 24/7 với các con số, nếu không rèn luyện cho bản thân sự nhanh nhạy, linh hoạt, bạn sẽ rất khó để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Chưa kể, dù cho cẩn thận, tỉ mỉ đến đâu, chúng ta vẫn không thể tránh được những sai sót, rủi ro trong công việc. Và khi có vấn đề, sự cố phát sinh, người nhanh nhạy xử lý đương nhiên sẽ hạn chế thấp nhất rủi ro và đảm bảo an toàn tài sản, danh dự cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý trả lời câu hỏi: “Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?” ấn tượng
2.3 Kiên nhẫn
Nhắc đến tính cách kế toán chuyên nghiệp mà bỏ qua kiên nhẫn thì quả thực là thiếu sót lớn. Điều này cũng xuất phát từ đặc thù công việc có liên quan mật thiết với các số liệu, báo cáo tài chính,… của kế toán viên. Đối với công việc có tính chất phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ cao như kế toán, nếu thiếu đi sự kiên nhẫn sẽ rất dễ xảy ra sai sót.
Để hiểu tầm quan trọng của tính kiên nhẫn đối với nhân viên kế toán, bạn hãy thử tưởng tượng rằng mình đang lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Báo cáo dài hàng chục trang với hàng chục ngàn con số khác nhau đang chờ khớp dữ liệu nhưng bạn lại không thể kiên nhẫn làm tỉ mỉ từ đầu tới cuối. Bạn nhập làm cho có để hoàn thiện nhanh và sớm thoát khỏi “núi” công việc nhưng lại vô tình đẩy công ty đến gần bờ vực phá sản.
2.4 Trung thực
Không chỉ là các con số đơn thuần, công việc của nhân viên kế toán liên quan trực tiếp tài chính, tiền tệ của doanh nghiệp. Tiếp xúc với số tiền nhỏ không sao, nhưng số tiền lên đến cả trăm, cả ngàn tỷ lại là chuyện hoàn toàn khác.
Chưa kể, các đầu công việc, nhiệm vụ của kế toán dễ dàng tác động đến doanh thu để thu về lợi ích riêng cho bản thân. Vì vậy, nếu không trung thực, bạn sẽ không thể “ngăn” mình làm những điều sai trái vì lợi ích trước mắt. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến công việc, hoạt động doanh nghiệp mà còn khiến bạn rơi vào vòng lao lý.
>>>>>Xem thêm: 3 bước cụ thể giúp mở rộng mối quan hệ nhanh chóng
2.5 Nguyên tắc
Cuối cùng, để trở thành nhân viên kế toán giỏi và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn tại những công ty, tập đoàn đa quốc gia,… bạn cần tập cho bản thân tính nguyên tắc, kỷ luật. Sự nguyên tắc đối với công việc đòi hỏi tính chính xác cao như kế toán không chỉ giúp bạn làm tốt nhiệm vụ mà còn dễ dàng đạt được những mục tiêu người khác không dám nghĩ tới.
Như vậy, với các thông tin chia sẻ trong bài viết, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về tính cách kế toán. Để trở thành kế toán giỏi, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn hãy rèn giũa cho bản thân những phẩm chất quan trọng này. Nếu bạn muốn tìm việc kế toán hãy vào Blogvieclam.edu.vn tham khảo, các công việc được cập nhật liên tục. Chúc bạn thành công trên hành trình trở thành kế toán viên “tài đức vẹn toàn”.