Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng: Điều Kiện, Lệ Phí, Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ 2024

4.5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng: Điều Kiện, Lệ Phí, Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ 2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì? Trình tự xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như thế nào? Từ 1/1/2024 đã có một số quy định mới liên quan đến chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Thông tin cụ thể thế nào hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu bạn nhé!

1. Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng Là Gì?

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là một loại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Khái niệm chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 4, Điều 2, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009.

Theo đó:

4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).

Về khái niệm chứng chỉ hành nghề, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Chứng chỉ hành nghề là một loại giấy chứng nhận được cấp bởi một tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền để chứng nhận kỹ năng và năng lực của một người trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Chứng chỉ này thường được sử dụng để chứng minh rằng người đó đã hoàn thành một khóa đào tạo hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định.

Mỗi ngành nghề có quy định riêng biệt về việc cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này cũng có thời hạn nhất định. Người được cấp chứng chỉ hành nghề cần tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề.

Nếu người được cấp chứng chỉ vi phạm một trong những quy định liên quan đến hành nghề, người đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì

2. Ai Cần Xin Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh?

Theo Điều 17, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009, những người cần xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

  • Bác sỹ, y sỹ
  • Điều dưỡng viên
  • Hộ sinh viên
  • Kỹ thuật viên
  • Lương y
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

3. Nội Dung Của Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng

Mẫu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Nội dung của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được nêu rõ tại khoản 3, Điều 25, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009. Theo đó, chứng chỉ hành nghề sẽ bao gồm các nội dung:

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn.
  • Hình thức hành nghề.
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn.

4. Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng 

Để làm và được cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng, cá nhân cần tuân thủ các điều kiện được quy định tại Luật số 40/2009/QH12 như sau:

4.1. Với Chủ Thể Là Người Việt Nam

(1) Đạt một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây:

  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến Y tế được cấp và công nhận tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận là lương y.
  • Giấy chứng nhận là cá nhân có bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

(2) Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

(3) Đáp ứng yêu cầu và có giấy chứng nhận về sức khỏe.

(4) Không nằm trong các trường hợp sau:

  • Đang trong thời gian bị cấm hành nghề.
  • Bị cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn Y Dược theo bản án, quyết định từ Tòa án.
  • Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Cá nhân hiện trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  • Cá nhân đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.
  • Cá nhân gặp tình trạng mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tìm hiểu thêm: Business là gì? Khám phá các loại hình business hiện nay

Tìm hiểu các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

4.2. Với Chủ Thể Là Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Hoặc Người Nước Ngoài Hành Nghề Tại Việt Nam

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 19, Luật số 40/2009/QH12.

  • Đáp ứng đầy đủ các quy định tại điều 18.
  • Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ quy định.
  • Sở hữu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4.3. Với Chủ Thể Là Người Bị Thu Hồi Chứng Chỉ Hành Nghề

Điều kiện để người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 20, Luật số 40/2009/QH12.

  • Đáp ứng các điều kiện và thuộc 1 trong 2 đối tượng tại điều 18 và 19.
  • Có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức Y khoa liên tục.

Bên cạnh các điều kiện trên, để làm được chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng, tất cả các cá nhân đều phải đáp ứng điều kiện thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Yêu cầu này yêu cầu có văn bản xác nhận thời gian, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do người đứng đầu phê duyệt.

5. Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng 2024

Để được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Cụ thể như sau:

Loại giấy tờ Số lượng Mẫu
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng 1 Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn hoặc Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn do tổ chức nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt 1
Văn bản xác nhận quá trình thực hành 1 Giấy xác nhận quá trình thực hành
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp 1

Bạn nên dành thời gian chuẩn bị hồ sơ của mình thật đầy đủ để tránh làm mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó còn phải nộp đầy đủ lệ phí theo quy định của Bộ tài chính.

6. Thời Gian Thực Hành Để Được Cấp Giấy Chứng Nhận Thực Hành – Quy Định Mới Nhất Áp Dụng Từ 1/1/2024

Nghị định 96/2023/NĐ-CP ban hành chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là về thời gian và nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Thời gian thực hành cho từng chức danh cụ thể như sau:

  • Bác sĩ: 12 tháng (trong đó, thực hành chuyên môn là 9 tháng và thực hành về hồi sức cấp cứu là 3 tháng).
  • Y sĩ: 9 tháng (trong đó, thực hành chuyên môn là 6 tháng và thực hành về hồi sức cấp cứu là 3 tháng).
  • Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y: 6 tháng (trong đó, thực hành chuyên môn là 5 tháng và thực hành về hồi sức cấp cứu là 1 tháng).
  • Dinh dưỡng lâm sàng: 6 tháng.
  • Cấp cứu viên ngoại viện: 6 tháng (trong đó, thực hành chuyên môn về cấp cứu ngoại viện là 3 tháng và thực hành về hồi sức cấp cứu là 3 tháng).
  • Tâm lý lâm sàng: 9 tháng.

Bảo lưu kết quả thực hành:

  • Người thực hành có thể đề nghị bảo lưu kết quả thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được tạm dừng thực hành.
  • Việc bảo lưu kết quả thực hành cần được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét và quyết định. Trường hợp không đồng ý bảo lưu, cơ sở cần có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Sau thời gian bảo lưu, nếu không có đề nghị tiếp tục thực hành hoặc gia hạn, kết quả bảo lưu không còn giá trị.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

7. Thủ Tục Cấp, Cấp Lại Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng Lần Đầu

Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng lần đầu cụ thể như sau:

Bước Mô tả
Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng gửi hồ sơ của mình đến Sở Y tế.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp chứng chỉ hành nghề trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo cho người đề nghị và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định.
  • Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề Sau khi hồ sơ được chấp nhận và hoàn thiện, Sở Y tế sẽ trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị.

8. Lệ Phí Xin Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên trang web Cổng dịch vụ công Quốc gia, lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định cụ thể như sau:

Hình thức nộp Phí, lệ phí
Trực tiếp Phí: 430.000 đồng
Dịch vụ bưu chính Phí: 430.000 đồng

Như vậy, lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng năm 2024 là 430.000 đồng, áp dụng với cả hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

9. Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng Có Thời Hạn Bao Lâu?

Chứng chỉ nghề điều dưỡng có thời hạn là 5 năm liên tiếp kể từ thời điểm được cấp. Trước khi hết hạn 3 tháng thì bạn cần phải làm thủ tục, giấy tờ đề nghị gia hạn thêm. Ngoài ra trong trường hợp bạn có chứng chỉ nhưng không hoạt động trong 2 năm liên tục cũng sẽ bị thu hồi chứng chỉ.

Để có được chứng chỉ không phải dễ dàng, vì thế mà bạn nên để ý thời hạn cũng như các trường hợp thu hồi chứng chỉ nhé.

10. Quy Định Về Thu Hồi Chứng Chỉ Hành Nghề, Đình Chỉ Hành Nghề

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi khi người sở hữu chứng chỉ hành nghề thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 29, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009 sau:

Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề

a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

b) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;

c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;

đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009.

11. Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng Có Thật Sự Quan Trọng?

>>>>>Xem thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại & ý nghĩa của domain

Chỉ khi có chứng chỉ, bạn mới được phép hành nghề điều dưỡng viên

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những điều kiện bắt buộc đối với những ai theo đuổi nghề này.

11.1. Điều Kiện Tuyển Dụng Của Các Cơ Sở Khám Chữa Bệnh

Cơ hội việc làm ngành điều dưỡng ngày càng rộng mở. Thế nhưng để trở thành điều dưỡng viên, bạn nhất định phải có chứng chỉ hành nghề.

Điều dưỡng là công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, nhân lực trong ngành cần có trình độ chuyên môn cao. Chứng chỉ hành nghề chính là loại văn bằng, giấy tờ chứng minh rằng bạn đã đã được đào tạo và có đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc.

11.2. Chứng Minh Năng Lực

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng giúp chứng minh năng lực bản thân, thể hiện bạn được đào tạo kiến thức từ bài bản đến chuyên sâu. Khi có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, bạn có thể đảm đương được công việc, nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Với thông tin tổng hợp trên đây, Blogvieclam.edu.vn rất mong đã giúp bạn hiểu hơn về chứng chỉ hành nghề điều dưỡng. Nếu như bạn đang tìm việc làm điều dưỡng thì hãy lên trang web Blogvieclam.edu.vn để tìm kiếm thông tin việc làm chính xác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *