Devops Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Devops Engineer?

Devops là một thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy bạn có hiểu Devops là gì? Những kỹ năng cần thiết để làm Devops? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Devops Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Devops Engineer?

1. Devops Là Gì?

Devop là gì?

Devops được viết tắt của 2 từ tiếng Anh là Development (Dev), Operations (Ops). Nó được hiểu là sự kết hợp giữa kỹ sư phát triển với bộ phận vận hành.

Cụ thể, DevOps là một tập hợp các thực hành, quy trình và công cụ nhằm tăng cường sự hợp tác, giao tiếp giữa các nhóm phát triển phần mềm (Dev) với vận hành (Ops). Mục tiêu chính của DevOps là tự động hóa và đẩy nhanh quá trình phát triển, thử nghiệm và triển khai phần mềm.

2. Cách Thức Hoạt Động Của DevOps

Trong mô hình DevOps, sự tách biệt giữa các nhóm phát triển và nghiệp vụ được loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, hai nhóm này thường được hợp nhất thành một đơn vị, nơi các kỹ sư làm việc trên toàn bộ chu trình phát triển ứng dụng. Điều này không chỉ bao gồm các công việc từ quá trình phát triển và kiểm thử đến triển khai, hoạt động, mà còn kỹ năng phong phú hơn chứ không phải tập trung vào một chức năng nhất định.

Cách thức hoạt động của DevOps

Trong một số trường hợp của DevOps, các nhóm đảm bảo chất lượng và bảo mật có thể liên kết chặt chẽ hơn với nhóm phát triển, nghiệp vụ để thảo luận và thực hiện qua toàn bộ vòng đời của ứng dụng. Khi bảo mật trở thành trọng tâm của mọi thành viên trong nhóm DevOps, thì nhóm này thường được biết đến với tên gọi là DevSecOps.

Các nhóm này áp dụng thực hành để tự động hóa quy trình của mình, từ đó hạn chế thao tác thủ công và tốn thời gian. Việc sử dụng các công nghệ và công cụ phù hợp, các kỹ sư trong nhóm sẽ hỗ trợ việc vận hành và phát triển các ứng dụng một cách nhanh chóng, ổn định hơn. Nhờ vào công cụ này, các kỹ sư có thể hoàn thành nhiệm vụ mà trước đây thường cần sự hỗ trợ từ nhóm khác. Từ đó giúp họ tăng tốc độ làm việc của toàn bộ nhóm.

3. Lợi Ích Của DevOps

DevOps đem lại rất nhiều lợi ích ở mọi khía cạnh, từ thời gian đến bảo mật. Cụ thể như sau:

3.1. Tăng Tốc Độ

DevOps giúp tăng tốc độ phát triển và triển khai phần mềm bằng cách tự động hóa các quy trình, hạn chế thao tác thủ công. Việc tích hợp liên tục, kiểm thử và triển khai tự động giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và lỗi do sự can thiệp của con người.

3.2. Phân Phối Nhanh Chóng

Nhờ vào DevOps mà bạn sẽ tăng tốc được vấn đề phát hành, cải tiến và nâng cấp sản phẩm cho kịp thời gian. Khi phát hành tính năng mới, sửa lỗi nhanh, nó đồng nghĩa với việc bạn có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu từ khách hàng và có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

3.3. Độ Tin Cậy

Bằng cách tích hợp liên tục và tự động hóa kiểm thử, DevOps giúp cải thiện độ tin cậy của hệ thống. Khi triển khai liên tục cũng cho phép nhận phản hồi nhanh chóng từ người dùng, giúp phát hiện và khắc phục lỗi một cách hiệu quả.

3.4. Quy Mô

DevOps không chỉ áp dụng cho các dự án nhỏ mà còn cho các dự án lớn và phức tạp. Sự tự động hóa và nhất quán của hệ thống sẽ hỗ trợ bạn quản lý tốt rủi ro.

Lợi ích của DevOps

3.5. Cải Thiện Khả Năng Hợp Tác

DevOps có khả năng thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm phát triển, vận hành và bảo mật bằng cách tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, linh hoạt. Các thành viên có thể sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm.

3.6. Bảo Mật

Mô hình DevOps không chỉ tập trung vào việc tăng tốc độ phát triển mà còn chú trọng đến việc tích hợp bảo mật vào quy trình. Áp dụng các phương pháp bảo mật như DevSecOps sẽ giúp bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa an ninh phức tạp như hiện nay.

4. DevOps Có Gì Khác Biệt So Với Các Hình Thức Trước Đó?

Để hiểu rõ hơn về DevOps và sự khác biệt với các hình thức trước ở phần nào thì bạn có thể căn cứ trên phương diện: Mục tiêu công việc, quy trình làm việc. Cụ thể như sau:

4.1. Về Mục Tiêu Công Việc

Đối với cách làm việc truyền thống thì các bộ phận Dev và Operations sẽ làm việc độc lập với nhau.

  • Mục đích của Dev là xây dựng function dúng với requirement, release.
  • Còn mục đích của Operation là xây dựng một hệ thống bình ổn.

Xét trong một vài trường hợp cụ thể thì hai mục tiêu này có xung động. Ban đầu function có thể giúp release hoạt động tốt nhưng về sau sẽ phát sinh lỗi hoặc làm nó chậm đi.

Hiện nay, Devops chính là sự kết hợp hài hòa của Dev và Ops cùng mục tiêu chung:

  • Code nhanh, deploy nhanh.
  • Đảm bảo tính ổn định ngay từ khi bắt đầu.
  • Khi xảy ra lỗi thì cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục nó ngay lập tức.

Để làm được điều này thì cả Dev và Operations phải cùng nhau bàn bạc, thống nhất trong công việc.

4.2. Về Quy Trình Làm Việc

Trên thực tế các công ty đều làm việc theo mô hình truyền thống là: Dev – QA – OPS.

Khi xét theo mô hình này ta thấy khi Dev code xong sẽ đưa cho QA để test, phát hiện ra các lỗi. Sau đó họ lại đưa lại cho Dev để sửa lỗi và chuyển tiếp cho QA. Quy trình này sẽ liên tục thực hiện cho đến khi không còn lỗi rồi mới chuyển tiếp cho Operation để deploy code.

Với mô hình làm việc như này sẽ lộ ra khuyết điểm lớn đó là mất thời gian để tìm kiếm lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục, các bộ phận tự nghi ngờ lẫn nhau. Từ đó họ làm việc không hiệu quả, tốn kém chi phí.

Còn đối với quy trình làm việc của Devops thì họ là một nhóm thống nhất, cùng làm sản phẩm và sử dụng công cụ để tạo ra automation từ khâu build code, test, deploy. Trong trường hợp gặp lỗi thì họ sẽ cùng nhau xử lý. Cách làm việc này giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều.

5. Tại Sao DevOps Lại Quan Trọng?

DevOps rất quan trọng vì hiện nay mạng internet đã làm thay đổi các ngành nghề như: Giải trí, mua sắm, tiêu dùng, ngân hàng, du lịch,… Phần mềm không chỉ đóng vai trò hỗ trợ kinh doanh mà nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp. Công ty muốn bán được nhiều hàng cần tương tác, trao đổi với khách qua phần mềm được phân phối ở dạng dịch vụ, ứng dụng.

Tìm hiểu thêm: Khả năng ứng phó với sự bất định – Kỹ năng quan trọng thời đại 4.0

Tại sao DevOps lại quan trọng?

Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng sử dụng phần mềm để tăng hiệu quả kinh doanh và hỗ trợ các công đoạn sản xuất, truyền thông,… Chính vì vậy mà DevOps luôn giữ một vai trò quan trọng với doanh nghiệp, nhất là giai đoạn hiện nay.

6. Áp Dụng Mô Hình DevOps Như Thế Nào?

Để áp dụng mô hình DevOps thành công, cần thực hiện các bước sau:

6.1. Xây Dựng Văn Hóa DevOps

  • Tạo ra một văn hóa hợp tác và tin tưởng giữa các nhóm Dev và Ops.
  • Khuyến khích giao tiếp cởi mở và chia sẻ thông tin.
  • Tập trung vào mục tiêu chung là cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng.

6.2. Xác Định Các Công Cụ Và Quy Trình Phù Hợp

  • Lựa chọn các công cụ phù hợp để tự động hóa các quy trình DevOps.
  • Thiết kế các quy trình rõ ràng và hiệu quả để phát triển, vận hành, bảo mật phần mềm.
  • Luôn đảm bảo rằng các công cụ và quy trình được tích hợp liền mạch với nhau.

6.3. Đào Tạo Nhân Viên

  • Đào tạo nhân viên về các nguyên tắc và thực hành DevOps.
  • Giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong mô hình DevOps.
  • Cung cấp cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ và quy trình DevOps.

6.4. Bắt Đầu Từ Những Bước Nhỏ

  • Không nên cố gắng áp dụng mô hình DevOps cho toàn bộ tổ chức cùng một lúc mà hãy bắt đầu từ một dự án nhỏ và dần dần mở rộng sang các dự án khác.
  • Học hỏi từ những sai lầm và cải tiến liên tục.

6.5. Đo Lường Và Giám Sát Hiệu Quả

  • Đo lường hiệu quả của mô hình DevOps bằng các chỉ số KPI phù hợp.
  • Giám sát các quy trình và công cụ DevOps để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.
  • Thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu năng.

7. Tìm Hiểu Về DevOps Engineer

Bên cạnh DevOps thì DevOps Engineer cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa hiểu DevOps Engineer là gì thì hãy tham khảo ở nội dung phần này.

7.1. DevOps Engineer Là Gì?

DevOps Engineer là gì?

DevOps Engineer là chuyên gia kỹ thuật đóng vai trò cầu nối giữa các nhóm phát triển phần mềm (Dev) và vận hành (Ops). Họ chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và triển khai các quy trình và công cụ DevOps nhằm tăng tốc độ phát triển, triển khai, bảo mật phần mềm

7.2. DevOps Engineer Làm Gì?

Công việc của DevOps Engineer bao gồm:

  • Viết mã và cấu hình các công cụ tự động hóa để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại trong quy trình DevOps.
  • Lựa chọn, cài đặt và cấu hình các công cụ DevOps phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
  • Làm việc với các nhóm Dev để hiểu nhu cầu của họ và thiết kế các quy trình DevOps phù hợp.
  • Làm việc với nhóm Ops để triển khai và vận hành các công cụ DevOps.
  • Xác định và giải quyết các vấn đề trong quy trình DevOps.
  • Khắc phục sự cố liên quan đến các công cụ và quy trình DevOps.
  • Theo dõi hiệu quả của quy trình DevOps và đề xuất các cải tiến.
  • Cập nhật các công cụ DevOps và học hỏi các kỹ năng mới.

7.3. Cần Học Gì Để Làm Devops

Để trở thành một chuyên gia DevOps, bạn cần học và có kiến thức vững về một loạt các công nghệ, công cụ và khái niệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển phần mềm. Điển hình như:

Học gì để làm Devops

  • Linux và Hệ Thống UNIX: Hiểu biết về hệ điều hành Linux và các lệnh dòng lệnh là rất quan trọng vì hầu hết các hệ thống của DevOps chạy trên nền tảng Linux.
  • Quản Lý Phiên Bản (Version Control): Nắm vững một hệ thống quản lý phiên bản như Git để quản lý mã nguồn của dự án và hợp tác với các thành viên khác trong nhóm.
  • CI/CD (Continuous Integration/Continuous Deployment): Hiểu về quy trình CI/CD và có kinh nghiệm trong triển khai các công cụ như: Jenkins, Travis CI, CircleCI để tự động hóa quy trình phát triển và triển khai phần mềm.
  • Infrastructure as Code (IaC): Học về các công nghệ như Terraform, AWS CloudFormation hoặc Ansible để tự động hóa triển khai và quản lý hạ tầng.
  • Containerization và Orchestration: Hiểu về containerization và orchestration để triển khai và quản lý các ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.
  • Công Cụ Giám Sát (Monitoring Tools): Nắm vững các công cụ giám sát như: Prometheus, Grafana, ELK Stack để theo dõi hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.
  • Security Practices (Best Practices): Hiểu về các phương pháp bảo mật và áp dụng chúng vào quy trình phát triển, triển khai phần mềm.
  • Soft Skills: Ngoài các kiến thức kỹ thuật chuyên môn, bạn cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp tốt và khả năng giải quyết vấn đề.

7.4. Những Kỹ Năng Cần Có Để Làm DevOps Engineer

>>>>>Xem thêm: Thị phần là gì? Vai trò & cách gia tăng thị phần đối với doanh nghiệp

Kỹ năng của DevOps Engineer là gì?

Để trở thành một DevOps Engineer giỏi, bạn cần có kiến thức và kỹ năng đa dạng về cả phát triển phần mềm (Dev) và vận hành (Ops), cũng như các kỹ năng mềm. Dưới đây là tóm tắt những kỹ năng cần thiết:

  • Kỹ năng về Dev
  • Kỹ năng về Ops
  • Kỹ năng DevOps
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
  • Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc
  • Khả năng tiếng Anh

7.5. Mức Lương Của DevOps Engineer Bao Nhiêu?

DevOps Engineer là một công việc trong ngành công nghệ thông tin đang rất được ưa chuộng bởi mức lương hấp dẫn. Vị trí này có mức lương trung bình là 40,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nâng cao con số này lên nữa nếu có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, có khả năng làm việc và ngoại ngữ tốt.

Có thể thấy để trở thành một Devops giỏi bạn cần phải hội tụ nhiều yếu tố khác nhau. Mong rằng qua nội dung bài viết này bạn đã hiểu Devops là gì và cách để trở thành một Devops thực thụ. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *