An ninh mạng là gì? Các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

Hiện nay, đảm bảo an ninh mạng luôn là vấn đề được quan tâm, ưu tiên hàng đầu không chỉ với các cá nhân, tổ chức mà còn cả với quốc gia. Để hiểu rõ an ninh mạng là gì, các nguyên tắc để bảo vệ an ninh mạng cũng như cách xử lý khi vi phạm an ninh mạng như thế nào, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Bạn đang đọc: An ninh mạng là gì? Các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

1. An ninh mạng là gì?

An ninh mạng là toàn bộ những hoạt động trên không gian mạng nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan.

An ninh mạng là gì?

Hay hiểu đơn giản, đây chính là một phương pháp nhằm bảo vệ sự an toàn cho các thiết bị máy tính, ứng dụng phần mềm, hệ thống dữ liệu. Nhờ an ninh mạng, dữ liệu sẽ tránh được các xâm nhập độc hại, nguy cơ tiềm ẩn.

2. Tầm quan trọng của an ninh mạng

Có thể nói, an ninh mạng đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực hiện nay. Đặc biệt là những doanh nghiệp có lượng thông tin, dữ liệu lớn hay sử dụng hệ thống kỹ thuật số, kết nối tốc độ cao để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Cụ thể, tầm quan trọng của an ninh mạng thể hiện ở những khía cạnh sau:

Ngăn chặn tổn thất

Khi triển khai các chiến lược an ninh mạng, doanh nghiệp có thể tránh và hạn chế được những hậu quả từ cuộc tấn công mạng. Từ đó, những tổn thất cũng sẽ giảm bớt, không gây ảnh hưởng quá lớn đến tình hình kinh doanh, vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Duy trì các nguyên tắc theo quy định

Đối với một số doanh nghiệp, quá trình hoạt động sẽ phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định chung của quốc gia, quốc tế. Khi đó, áp dụng các chính sách đảm bảo an ninh mạng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được các yêu cầu này, đồng thời bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trước những rủi ro liên quan đến hệ thống mạng.

Hạn chế, giảm thiểu các mối đe dọa mạng

Công nghệ phát triển sẽ kéo theo rất nhiều mối đe dọa khôn lường. Các tội phạm có thể sử dụng các công cụ, ứng dụng mới hoặc nghĩ ra những chiến lược mới để tấn công vào hệ thống dữ liệu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải không ngừng cập nhật, nâng cấp hệ thống an ninh mạng, giúp giảm thiểu những mối đe dọa này.

Tầm quan trọng của an ninh mạng

Tầm quan trọng của an ninh mạng

3. Có các loại an ninh mạng nào?

Có nhiều loại an ninh mạng được áp dụng trong các đơn vị, tổ chức hiện nay. Trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ tổng hợp những loại phổ biến nhất.

  • An ninh mạng với các cơ sở hạ tầng quan trọng: loại này đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật số quan trọng với xã hội như năng lượng, vận tải, thông tin liên lạc,…
  • Bảo mật mạng: đây là biện pháp dành cho các thiết bị kết nối mạng, máy tính nhằm kiểm soát hoạt động truy cập mạng của người dùng, quản lý quyền đối với những tài sản kỹ thuật số.
  • Bảo mật IoT: loại này dành cho các thiết bị điện tử hoạt động từ xa trên mạng.
  • Bảo mật đám mây: biện pháp này giúp bảo vệ cho các dữ liệu, ứng dụng chạy trên đám mây.
  • Bảo mật dữ liệu: đây là loại an ninh mạng giúp bảo mật những thông tin, dữ liệu đang được truyền, được lưu trữ bằng hệ thống mạnh mẽ, truyền dữ liệu an toàn.
  • Bảo mật ứng dụng: biện pháp này giúp cho các ứng dụng không bị thao tác trái phép trong quá trình thiết kế, phát triển hay kiểm thử.
  • Bảo mật điểm cuối: loại an ninh mạng này sẽ giải quyết các rủi ro phát sinh khi người dùng truy cập mạng từ xa.

4. An ninh mạng bảo vệ trước những loại tấn công nào?

Hiện nay, các chuyên gia an ninh mạng luôn cố gắng để bảo vệ, hạn chế tối đa những mối đe dọa, cuộc tấn công liên quan đến:

Tìm hiểu thêm: Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh – Thông Tin Tuyển Sinh 2024

An ninh mạng bảo vệ trước những loại tấn công nào?

  • Các phần mềm độc hại: đó là những chương trình phần mềm được tạo nên để cho phép bên thứ 3 truy cập trái phép vào hệ thống thông tin, dữ liệu, gây ảnh hưởng, làm gián đoạn quá trình hoạt động của cơ sở hạ tầng.
  • Các phần mềm tống tiền: đây là những mô hình mà kẻ lừa đảo sử dụng để tống tiền tổ chức, cá nhân.
  • Lừa đảo: hiện nay, rất nhiều hiện tượng lừa đảo qua mạng diễn ra, khiến không ít người mất tiền oan. Ví dụ như kẻ phạm tội tấn công vào hệ thống, lấy cắp thông tin của khách hàng và gửi email, tin nhắn để lừa họ nhấp vào link độc hại. Ngay sau đó, khách hàng sẽ bị lừa tiền hoặc bị mất đi thông tin trên máy tính,…
  • Các cuộc tấn công xen giữa: đây là việc có một bên thứ 3 cố gắng truy cập trái phép vào hệ thống mạng trong quá trình trao đổi dữ liệu.
  • Các mối đe dọa nội bộ: đây là việc nhân viên của công ty có ý định xấu, muốn đánh cắp thông tin và đưa ra bên ngoài.
  • DDocs: đây là việc ngăn chặn người dùng bình thường truy cập, kết nối với máy chủ.

5. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

Theo quy định trong Luật An ninh mạng 2018, việc bảo vệ an ninh mạng cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

  • Luôn phải tuân thủ theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật, nhằm đảo bảo lợi ích, quyền lợi của Nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Bảo vệ an ninh mạng cần được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
  • Cần phải biết kết hợp nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng quốc gia với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quyền lợi của công dân, con người khi hoạt động trên không gian mạng.
  • Luôn phải có biện pháp, chủ động ngăn chặn các cuộc tấn công, rủi ro liên quan đến an ninh mạng.
  • Hoạt động bảo vệ an ninh mạng cần được triển khai đối với các cơ sở hạ tầng không gian mạng ở phạm vi quốc gia.
  • Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần phải được thẩm định, đảm bảo đủ điều kiện trước khi vận hành.
  • Tất cả những hành vi vi phạm an ninh mạng quốc gia phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

6. Những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

>>>>>Xem thêm: WIP Là Gì? 7 Vai Trò Của WIP Trong Sản Xuất, Kinh Doanh

Những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Những hành vi được xếp vào tội vi phạm an ninh mạng, bị nghiêm cấm hiện nay gồm:

  • Phá rối an ninh, gây bạo loạn, mất trật tự, đăng tải các nội dung bôi nhọ, vu khống người khác, chiếm đoạt tài sản qua mạng,…
  • Cá nhân, tổ chức cấu kết, xúi giục hay mua chuộc, lôi kéo, lừa đảo trên mạng để chống lại Nhà nước.
  • Đăng tải thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành tựu cách mạng, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính.
  • Đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang cho mọi người, thiệt hại về kinh tế, xã hội.
  • Đăng tải thông tin nhạy cảm (mại dâm, dâm ô, đồi trụy,…) phá hoại thuần phong mỹ tục của Việt Nam, các tệ nạn xã hội.
  • Tấn công hệ thống mạng, khủng bố – gián điệp mạng, xâm nhập trái phép các hệ thống mạng, phá hoại hệ thống thông tin quốc gia.
  • Sử dụng các công cụ, phần mềm độc hại gây rối mạng viễn thông, Internet, cản trở, gián đoạn các hoạt động mạng.
  • Chống lại lực lượng bảo vệ an ninh mạng, xâm phạm chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia.

7. Xử lý vi phạm an ninh mạng như thế nào?

Với những hành vi vi phạm an ninh mạng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng trường hợp vi phạm mà sẽ xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu để xử phạt hành chính là 1 – 2 năm.

Vậy “an ninh mạng là gì?”, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin Blogvieclam.edu.vn tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với các bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *