Bạn đang chuẩn bị tham gia một buổi phỏng vấn Web Developer nhưng khá hồi hộp, lo lắng không biết nên chuẩn bị những gì? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer thường gặp nhất mà Blogvieclam.edu.vn đã tổng hợp cho bạn ở bài viết này.
Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer thường gặp khi đi xin việc
1. Các câu hỏi phỏng vấn Web Developer phổ biến
1.1 Câu hỏi chung
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu qua về bản thân?
Gợi ý trả lời:
Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi học khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa, tôi tốt nghiệp và ra trường từ năm 2019. Hiện tôi đang ứng tuyển vào vị trí Web Developer của công ty. Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm cho vị trí này. Trong quá trình làm việc trước đây tôi đạt một số thành tích nổi bật như: Tìm và fix bug nhanh nhất, ít gặp bug nhất trong team,…
Câu 2: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Gợi ý trả lời:
Tôi nghỉ việc ở công ty cũ là vì tôi muốn tìm kiếm môi trường mới phát triển tốt hơn, được trau dồi, học hỏi thêm nhiều kỹ năng ở các mảng khác.
Câu 3: Lý do gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên?
Gợi ý trả lời:
Bởi vì tôi đam mê với việc code, tôi có thể ngồi code hoặc tìm bug cả ngày. Tôi cũng cảm thấy vui sướng khi sản phẩm mà tôi làm ra được nhiều người đón nhận và hài lòng trong quá trình sử dụng.
Câu 4: Điểm mạnh của bạn là gì?
Gợi ý trả lời:
Tôi tự đánh giá bản thân mình có một số điểm mạnh như: Cẩn thận, tỉ mỉ, có chuyên môn bài bản đến nâng cao. Đặc biệt tôi cũng là một người vui tính, hòa đồng với mọi người.
Câu 5: Điểm yếu của bạn là gì?
Gợi ý trả lời:
Điểm yếu của bản thân tôi chính là khả năng tiếng Anh còn chưa thực sự tốt. Việc giao tiếp và viết tiếng Anh chưa thành thạo. Tuy nhiên tôi vẫn đang trong quá trình rèn luyện, khắc phục điểm yếu này.
1.2 Câu hỏi về chuyên môn
Câu 1: OLAP và OLTP khác nhau như thế nào? Chúng được sử dụng trong những trường hợp nào?
Gợi ý trả lời:
OLAP sử dụng cho CRM, hệ thống thông tin dữ liệu lớn nhiều lượt truy vấn đồng thời. Mục đích sử dụng nó là quản lý hệ thống cấp cao. Dung lượng của OLAP từ vài chục GB đến vài TB.
OLTP sử dụng cho dự án nhỏ, vận hành hệ thống, web, blog. Cấp sử dụng của nó là nhân viên hoặc quản lý cấp thấp. Mục đích của OLTP là quản lý tài nguyên web, app, hệ thống. Dung lượng của nó dao động từ vài MB đến vài GB.
Câu 2: Bạn hãy cho biết câu lệnh Delete và Truncate trong Database khác nhau ở điểm gì?
Gợi ý trả lời:
Câu lệnh Delete được dùng nhiều hơn là Truncate. Vì Delete truyền dữ liệu bị xóa vào bộ nhớ đệm của Database. Đặc biệt chúng ta có thể revert lại được. Còn đối với Truncate thì Database sẽ không cung cấp bộ nhớ đệm và không revert lại được.
Câu 3: Bạn làm thế nào để phân biệt Severendering và Client-rendering?
Gợi ý trả lời:
Severendering gắn kết data vào trong DOM từ server sau đó trả về DOM xuất ra trình duyệt.
Client-rendering nhận data từ server và bind data vào vị trí được định nghĩa sẵn trong code.
Câu 4: Bạn hãy cho biết bất đồng bộ là gì? Tại sao lại nên sử dụng nó?
Bất đồng bộ là cơ chế đặc trưng của Javascript. Nguyên do vì JS hoạt động theo cơ chế single-thread nên nếu chạy tuần tự sẽ rất tốn thời gian và tài nguyên của browser. Chưa kể khi nhiều request gửi lên đồng thời thì có nguy cơ giật Crash server.
Câu 5: Bạn làm thế nào để đảm bảo chất lượng source code?
Gợi ý trả lời:
Để đảm bảo chất lượng code thì đầu tiên chúng ta cần có quy trình khi hoạt động (microservice, view-to-view,….), tuân thủ chặt chẽ và nghiêm chỉnh, sau đó là tính cẩn thận khi xây dựng dự án. Nếu chúng ta xây dựng dự án một cách qua loa thì khi duy trì hoặc phát triển sẽ rất khó khăn nên giai đoạn này cũng không kém quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng source code. Đồng thời chúng ta cũng nên lưu ý “clean code” khi làm việc và viết document đầy đủ.
1.3 Câu hỏi về kỹ năng mềm, xử lý tình huống
Tìm hiểu thêm: Chuyên Viên Là Gì? Quy Định Mới Nhất Về Chuyên Viên Năm 2024
Câu 1: Tester báo có lỗi, bạn kiểm tra lại thì phát hiện đó không phải lỗi, bạn sẽ xử lý thế nào khi Tester khẳng định đó là lỗi?
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên chúng ta cần ngồi với tester để tái hiện là bug đó theo các bước như thế nào. Sau đó compare với document xem với trường hợp như thế thì đã đúng chưa. Nếu không có mô tả của case được test thì chúng ta cần làm việc với leader hoặc QA để giải quyết đầu ra của case đấy
Câu 2: Bạn có chịu được áp lực công việc không?
Gợi ý trả lời:
Tôi có khả năng chịu được áp lực công việc với cường độ lớn và thường xuyên. Vì tôi biết rằng một khi theo đuổi công việc này, chắc chắn sẽ có áp lực từ cấp trên, khách hàng và cả tester.
Câu 3: Khi gặp áp lực, căng thẳng bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Mỗi khi gặp căng thẳng, áp lực tôi sẽ dừng việc đang làm và đi lại vài vòng để bản thân thư giãn một chút, đặc biệt thời gian này cũng để mắt được nghỉ ngơi. Sau khoảng 5 phút thả lỏng cơ thể tôi sẽ quay lại xử lý công việc đang làm dở.
Câu 4: Khi gặp sự cố lỗi bug làm hệ thống chết bạn sẽ xử lý ra sao?
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên chúng ta cần tìm và thực hiện hot fix lỗi, sau đó khởi động lại hệ thống sớm nhất có thể. Sau khi khởi động lại xong chúng ta cần tìm nguyên nhân gốc rễ và biện pháp khắc phục cho bug đó để thực hiện update lại source code.
Câu 5: Bạn sẽ làm gì nếu có bất đồng quan điểm với đồng nghiệp?
Gợi ý trả lời:
Khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp thì tôi và họ sẽ cùng nhau ngồi xuống để bàn luận về những quan điểm đó. Chúng tôi sẽ thuyết phục nhau sử dụng các phương án của riêng mình, đưa ra ưu, nhược điểm của cách đó. Nếu vẫn còn mâu thuẫn, tôi sẽ nhờ đến bên thứ ba là người quản lý trực tiếp và tester cùng làm việc, phân tích vấn đề.
2. Các câu hỏi phỏng vấn Web Developer nhà tuyển dụng hay hỏi
Câu 1: Bạn sử dụng ngôn ngữ lập trình nào tốt nhất?
Gợi ý trả lời:
Tôi đang sử dụng các ngôn ngữ như: Java, Kotlin, Javascript, CSS, HTML. Tôi tự đánh giá mình dùng thành thạo CSS nhất.
Câu 2: Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?
Gợi ý trả lời:
Tôi muốn làm việc trong môi trường có cả quản lý trực tiếp và tester, để khi xảy ra bug hay gặp vấn đề gì đó chúng tôi sẽ cùng nhau ngồi lại để xử lý trực tiếp. Tôi cũng muốn một môi trường có không gian thoải mái, đặc biệt là được cạnh tranh công bằng.
Câu 3: Bạn sử dụng công cụ gì để quản lý Source code của mình?
Gợi ý trả lời:
Tôi thường sử dụng GIT và SVN, nó hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc quản lý Source code.
Câu 4: Bạn đón đầu xu hướng như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Tôi luôn cố gắng cập nhật tin tức hàng ngày ở nhiều nền tảng khác nhau như: Facebook, web, tiktok,… Tôi tham gia vào nhiều hội nhóm hay các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ trên thế giới. Nó giúp tôi đón được xu hướng công nghệ khá nhanh.
Câu 5: Bạn hiểu Cors là gì?
Gợi ý trả lời:
Cors chính là một cơ chế trình duyệt, nó cho phép người dùng có thể truy cập và kiểm soát tài nguyên bên ngoài miền.
Câu 6: Theo bạn Hoisting là gì?
Gợi ý trả lời:
Hoisting là nơi lưu trữ và triển khai source code trên mạng.
Câu 7: Pseudo-class trong CSS là gì?
Gợi ý trả lời:
Pseudo-class trong CSS được dùng chỉ định trạng thái đặc biệt của một phần tử nào đó. Nó cũng được dùng cùng bộ chọn CSS để thêm hiệu ứng dựa vào trạng thái các phần tử đang có.
Câu 8: Bạn hãy phân biệt Post và Put?
Gợi ý trả lời:
Post dùng để xử lý tài nguyên Payload như: Tạo tài nguyên mới, tài dữ liệu,… Còn Put là cập nhật hoặc tạo tài nguyên mới với việc thay thế bằng payload.
Câu 9: Trong các dự án đã làm, bạn tâm đắc dự án nào nhất? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Trong các dự án đã tham gia, tôi tâm đắc dự án CRM quản lý phương tiện giao thông đa quốc gia. Vì đó là một dự án lớn, tích hợp nhiều ngôn ngữ và thuật toán phức tạp. Đặc biệt tôi được làm việc với nhiều người giỏi.
Câu 10: Thẻ Meta là gì?
Gợi ý trả lời:
Thẻ Meta là thẻ để thông báo cho Google trạng thái của trang web.
3. Cần lưu ý gì khi tham gia phỏng vấn Web Developer?
Trong quá trình phỏng vấn Web Developer bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 5 câu hỏi phỏng vấn về thái độ thường gặp
3.1 Chuẩn bị CV
Bạn nên chuẩn bị CV đầy đủ các thông tin, rõ ràng, logic. Tốt nhất trong CV của bạn nên tập trung vào chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành như: Khả năng fix bug, tư duy logic, tập trung, các ngôn ngữ lập trình,…
3.2 Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn
Khi tham gia cuộc phỏng vấn bạn cần phải tìm hiểu về công ty, vị trí mà mình đang ứng tuyển về các thông tin như: Lĩnh vực kinh doanh của công ty, quy mô công ty, mô tả công việc, yêu cầu,… Đặc biệt khi tham gia phỏng vấn bạn hãy chú ý đến trang phục của mình nên gọn gàng, sạch sẽ, chuyên nghiệp.
4. Nhân sự cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi phỏng vấn Web Developer?
Để tìm được ứng viên phù hợp, nhân sự cũng cần phải lưu khi đặt câu hỏi, cụ thể như sau:
4.1 Câu hỏi với người ít kinh nghiệm
Đối với ứng viên có ít kinh nghiệm (dưới 1 năm) thì nhà tuyển dụng nên hỏi câu hỏi tổng quát, cơ bản để kiểm tra kiến thức, thái độ, khả năng tư duy của ứng viên. Một vài câu hỏi thiên về tổng quát như: Thông tin về trường học, ngành học, hoạt động, giải thưởng, sở thích, những kỳ vọng trong công việc,…
4.2 Câu hỏi với người nhiều kinh nghiệm
Đối với ứng viên nhiều kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng nên đào sâu về kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý vấn đề của ứng viên. Điển hình các câu hỏi về: Khả năng xử lý bug, làm việc dưới áp lực cao, vai trò trong các dự án, quản lý thời gian, kỳ vọng về công việc,…
Bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn tổng hợp xong những câu hỏi phỏng vấn Web Developer thường gặp nhất. Hy vọng qua nội dung này sẽ giúp bạn có thông tin hữu ích và tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn sắp tới.