Cảnh vệ là một lực lượng vũ trang chuyên trách với nhiệm vụ đảo bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. Đối tượng cảnh vệ ở đây gồm những ai? Nhiệm vụ, chức năng của cảnh vệ như thế nào? Điều kiện tuyển chọn cảnh vệ tại Việt Nam hiện nay ra sao? Cùng tìm hiểu và bỏ túi những thông tin hữu ích nhất về nghề này qua chia sẻ của Blogvieclam.edu.vn trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cảnh vệ: Khái niệm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
Cảnh vệ là gì?
Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt được tổ chức thực hiện bởi Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho các đối tượng được cảnh vệ.
Hiểu đơn giản thì cảnh vệ đảm nhận công tác bảo vệ cho cơ quan Nhà Nước, lãnh tụ quốc gia, quan chức cấp cao, khách quốc tế đến thăm Việt Nam hay bảo vệ trong các sự kiện quan trọng,… Cảnh vệ có thể là cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng. Chức danh cảnh vệ thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ (K10) thuộc Bộ Công An hoặc Cục Bảo Vệ An Ninh Quân Đội thuộc Bộ Quốc Phòng.
Quy chuẩn tuyển chọn tổ chức, trang bị, chức dân và biên chế đối với lực lượng cảnh vệ được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công An. Cảnh vệ được dùng súng với những trường hợp khẩn cấp và tuân theo Luật quản lý về sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nối và công cụ hỗ trợ.
Công việc của cảnh vệ có thể khiến họ đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, có khi phải hy sinh tính mạng bởi sự tấn công từ các đối tượng phản động. Cấp bậc cho cảnh vệ sẽ bao gồm:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Công An.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ cảnh vệ thuộc Bộ Quốc Phòng.
Các đối tượng của cảnh vệ
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định rất chặt chẽ về các đối tượng cảnh vệ. Các quy định này được thể chế hóa và được quy định rõ ràng trong Luật Cảnh vệ. Cụ thể, các đối tượng của cảnh vệ bao gồm:
- Người giữ chức vụ, chức danh cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam,… như Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ,…
- Khách quốc tế đến thăm Việt Nam bao gồm: người đứng đầu cơ quan Nhà nước, người đứng đầu cơ quan lập pháp, khách mời ngoại giao của Bộ,…
- Khu vực làm việc trọng yếu như cơ quan làm việc của Chính phủ, cơ quan làm việc của Trung ương Đảng, Cơ quan làm việc của Quốc hội,…
- Các khu vực , địa điểm đặc biệt như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ,…
- Các sự kiện đặc biệt quan trọng như Phiên họp Chính phủ, Kỳ họp Quốc hội,…
- Các trường hợp đặc biệt khác có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
Chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ Việt Nam hiện nay như sau:
Chức năng
Cảnh vệ có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ. Họ chính là lực lượng chuyên trách đảm bảo an ninh quốc gia thuộc Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Công An
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống cho đối tượng cảnh vệ.
- Chủ động thu thập thông tin, có sự phân tích và đánh giá để dự báo về tình hình liên quan đến hoạt động cảnh vệ.
- Tham mưu và đưa ra các đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công An nhằm ban hành văn bản thực hiện công tác, tổ chức phối hợp, triển khai kế hoạch và phương án cảnh vệ.
- Hướng dẫn lực lượng liên quan trong công tác cảnh vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại trong công tác cảnh vệ.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
Nhiệm vụ của lượng lượng cảnh vệ thuộc Bộ Quốc Phòng
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống được Quân Đội đảm nhiệm.
- Chủ động thu thập thông tin, phân tích và đánh giá để đưa ra dự báo tình hình liên quan đến việc bảo vệ đối tượng cảnh vệ.
- Tham mưu và đề xuất các phương án, công tác cảnh vệ cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
- Chủ trì, phối hợp công tác cùng các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho đối tượng cảnh vệ.
- Phối hợp cùng lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Công An và các lực lượng liên quan khác đảm bảo an toàn cho đối tượng cảnh vệ.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ
- Tuyệt đối trung thành với ĐCSVN và Nhà nước CHXHCNVN. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nhiệm vụ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
- Tuyệt đối giữ bí mật về công tác cảnh vệ, tiến hành triển khai các công tác cảnh vệ theo quy định.
- Thường xuyên học tập và trau dồi bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, thể lực để hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về quyết định đưa ra trong công tác cảnh vệ được giao.
Điều kiện tuyển chọn cảnh vệ ở nước ta
Tìm hiểu thêm: B2B là gì? Tổng hợp thông tin về mô hình kinh doanh B2B
Trong bộ Luật Cảnh Vệ ban hành năm 2017, tại điều 17 có quy định về tiêu chuẩn chọn người vào lực lượng cảnh vệ như sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ.
- Có lý lịch tốt, rõ ràng, sức khỏe tốt và có khả năng chịu được các điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt, nguy hiểm,…
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
- Tự nguyện tham gia vào lực lượng cảnh vệ.
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của lực lượng cảnh vệ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân theo quy định Cảnh vệ Quân đội của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ trưởng Bộ Công An.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ
Tại điều 9 trong Luật Cảnh Vệ năm 2017 có đề cập về các hành vi bị cấm trong công tác cảnh vệ như sau:
- Sử dụng chất cháy nổ, vũ khí, chất độc sinh học – hóa học, chất phóng xã, công cụ hỗ trợ hoặc yếu tố gây nguy hiểm, đe dọa và xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
- Gây cản trở hoặc chống lại hoạt động của lực lượng cảnh vệ và cá nhân, cơ quan tổ chức khi tham gia hay phối hợp công tác cảnh vệ.
- Gây mất trật tự, an ninh, tụ tập đông người trái pháp luật tại khu vực và mục tiêu cảnh vệ.
- Tiết lộ thông bí mật về đối tượng và công tác cảnh vệ.
- Làm giả, mua bán, chiếm đoạt, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ.
- Lợi dùng, làm dụng quyền hạn, nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ khi phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ để xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
- Phân biệt đối xử về giới trong công tác cảnh vệ.
- Thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ cùng thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, cơ quan, cá nhân tham gia phối hợp công tác cảnh vệ.
Nguyên tắc công tác của cảnh vệ
>>>>>Xem thêm: 6 KỸ NĂNG GIÚP BẠN THÀNH CÔNG DÙ LÀM BẤT KỲ CÔNG VIỆC GÌ
Nguyên tắc công tác cảnh vệ được đề cập trong điều 5 của Bộ Luật Cảnh Vệ ban hành năm 2017. Cụ thể như sau:
- Tuân thủ pháp luật, hiến pháp, đảm bảo lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối về mọi mặt của ĐCSVN, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ trường Bộ Công An.
- Chủ động công tác phòng ngừa, phát hiện để kịp thời ngăn chặn các âm mưu, hoạt động, hành vi và yếu tố xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
- Dựa vào dân để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp hoạt động công khai và bí mật để thực hiện công tác cảnh vệ thành công.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, toàn bộ thông tin trong bài viết trên được Blogvieclam.edu.vn tổng hợp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề cảnh vệ. Hy vọng kiến thức trên bổ ích và hỗ trợ bạn hướng nghiệp hiệu quả.