[Câu chuyện công sở] Làm việc với bạn và những điều cần cân nhắc!

Bạn đã bao giờ nhận được lời mời gọi, rủ rê về làm việc chung công ty với một người bạn thân hay chưa? Bạn nghĩ sao về vấn đề “làm việc với bạn nơi công sở”? Liệu rằng quá trình hợp tác có vui vẻ như tưởng tượng? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn bàn luận về vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: [Câu chuyện công sở] Làm việc với bạn và những điều cần cân nhắc!

Làm việc với bạn nơi công sở, nên hay không?

Một người bạn thân đưa ra đề nghị “nhảy việc đi, ứng tuyển vào chung công ty với tớ” hay “bộ phận của mình đang thiếu vị trí ABC, bạn về làm cho mình nhé”,… Trong những trường hợp này, bạn xử lý như thế nào? Liệu có nên làm việc chung với bạn hay không?

Trên thực tế, môi trường công sở được đánh giá là vô cùng phức tạp. Ở đó chứa những mối quan hệ công việc, bạn bè hay thậm chí cả tình yêu. Sẽ có nhiều người cho rằng, làm việc chung với bạn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lớn như là dễ hòa đồng khi mới bắt đồng công việc, 2 bên đã hiểu về tính cách của nhau, có thể nhờ vả khi cần thiết,…

Làm việc với bạn nơi công sở, nên hay không?

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng không nên làm việc chung với bạn nơi công sở vì có thể sẽ nảy sinh các mâu thuẫn không đáng có. Ví dụ như chúng ta không cùng quan điểm trong công việc thì sẽ rất khó để hợp tác. Hay người bạn vào sau giỏi hơn, có năng lực và được mọi người quý mến, trọng dụng hơn thì cũng rất dễ gây ra sự không thoải mái ở cả 2,…

Như vậy, tùy vào từng suy nghĩ, quan điểm của mỗi người mà đưa ra những quyết định phù hợp. Thế nhưng, xét theo khía cạnh khách quan nhất thì chúng nên hạn chế làm việc chung với bạn để tránh được những rắc rối về sau.

Những điều cần cân nhắc khi làm việc với bạn

Làm việc chung với bạn thân thiết không phải là điều quá xấu và không thể xảy ra. Nếu các bạn là người biết dung hòa các mối quan hệ, khéo léo thì có thể cân nhắc một số vấn đề sau đây để vừa có sự nghiệp tốt vừa có tình bạn đẹp nhé.

Công khai mối quan hệ

Khi làm việc chung với bạn, nguyên tắc đầu tiên mà các bạn cần lưu ý đó chính là hãy công khai mối quan hệ. Ngay cả khi bạn giới thiệu bạn thân của mình ứng tuyển vào công ty, đừng ngần ngại chia sẻ về mối quan hệ của 2 người. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc sau này được thoải mái cũng như công bằng nhất.

Những điều cần cân nhắc khi làm việc với bạn

Nhiều người khi có bạn làm chung công ty thường giấu diếm, sợ rằng đồng nghiệp biết sẽ cười chê hay bàn tán không hay. Thế nhưng, hãy thử tưởng tượng, bạn là cấp trên và tạo rất nhiều cơ hội cho người bạn thân của mình trong công việc. Và sau một thời gian, đồng nghiệp trong công ty phát hiện ra, họ sẽ nghĩ như thế nào về bạn cũng như người bạn kia?

Do đó, bạn hãy đảm bảo mọi thứ cần rõ ràng, công khai để quá trình làm việc của mọi người được thuận lợi, suôn sẻ nhất nhé.

Mọi thứ cần được ghi chép

Các bạn đã có khoảng thời gian dài chơi thân với nhau? Tuy nhiên, bạn hiểu người bạn của mình được bao nhiêu? Bạn có tin họ trong kinh doanh? Và điều gì sẽ xảy ra nếu họ không đúng với những gì bạn nghĩ?

Mặc dù sự tin tưởng là cần thiết và quan trọng để duy trì mối quan hệ bạn bè, tránh các mâu thuẫn đáng tiếc. Thế nhưng, trong công việc, mọi thứ lại cần rõ ràng, rạch ròi. Bạn hãy ghi chép mọi thứ cẩn thận, theo đúng quy trình, nguyên tắc làm việc. Đây vừa là cơ sở để báo cáo công việc với cấp trên, vừa là tài liệu để đối chiếu khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Sếp sai rồi! – Làm thế nào để nói điều đó với sếp của bạn?

Mọi thứ cần được ghi chép

Mâu thuẫn, cãi vã trong công việc là điều chắc chắn không tránh khỏi. Với những trường hợp như vậy, các bạn sẽ cần có phương án để giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý nhất.

Công tư phân minh trong quá trình làm việc

Bạn là quản lý, trưởng phòng và là cấp trên của người bạn thân? Bạn có khả năng để tạo điều kiện, cơ hội cũng như thiên vị cho người bạn của mình. Tuy nhiên, đây là điều không nên xảy ra nơi công sở bởi những lý do sau:

  • Đồng nghiệp không hài lòng, khó chịu với sự thiên vị, cách làm việc theo mối quan hệ.
  • Người bạn của bạn có thể sẽ lợi dụng mối quan hệ để thể hiện và có thái độ không phù hợp với mọi người.
  • Ban lãnh đạo, đồng nghiệp sẽ đánh giá bạn là người làm việc thiếu chuyên nghiệp, công tư không phân mình, không có khả năng để lãnh đạo nhân viên cấp dưới.

Như vậy, dù là thân thiết và mong muốn bạn bè của mình có thể phát triển, các bạn cũng cần nhớ, phải luôn thật rõ ràng, công việc với tình cảm bạn bè là hoàn toàn khác nhau nhé.

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình C#

Công tư phân minh trong quá trình làm việc

Xem xét về cơ hội nghề nghiệp chứ không phải vì bạn

Vấn đề làm việc chung với bạn có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rắc rối. Bạn không thể chắc chắn được công việc này có theo mình suốt cả cuộc đời hay không? Và khi bạn nghỉ thì mối quan hệ giữa 2 người sẽ như thế nào?

Chính vì vậy, hãy xem xét thật kỹ lưỡng về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của mình. Liệu rằng bạn rời bỏ công việc hiện tại có phải là đúng đắn? Đi theo lời mời gọi của bạn bè có đảm bảo cho sự nghiệp của bạn phát triển hơn không? Ngoài ra, các bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố như lương, thưởng, khoảng cách địa lý, phương tiện đi lại, cơ hội thăng tiến và những thử thách trong công việc như thế nào?

Như vậy, qua những phân tích, chia sẻ trên đây của Blogvieclam.edu.vn, chắc hẳn các bạn đã có những suy nghĩ riêng về vấn đề “làm việc với bạn” rồi phải không? Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, các bạn sẽ có sự cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *