Trong bối cảnh Marketing và Internet phát triển mạnh mẽ, Content Creator trở thành một trong những công việc hấp dẫn với mức thu nhập đáng ngưỡng mộ nhất hiện nay. Vậy Content Creator là gì? Content Creator làm công việc ra sao? Mức thu nhập của họ thế nào? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Content Creator Là Gì? Làm Gì? Lương Bao Nhiêu? Lộ Trình Thăng Tiến Thế Nào?
Mục lục
- 1. Content Creator Là Gì?
- 2. Content Creator Làm Gì?
- 2.1. Phân Tích Thương Hiệu
- 2.2. Xây Dựng Chiến Lược Nội Dung
- 2.3. Lên Ý Tưởng Nội Dung
- 2.4. Triển Khai Nội Dung
- 2.5. Phối Hợp Với Các Thành Viên Khác Để Phân Phối Nội Dung
- 2.6. Theo Dõi, Đánh Giá Hiệu Quả Của Ấn Phẩm
- 2.7. Chỉnh Sửa Nội Dung Nếu Cần
- 2.8. Báo Cáo
- 3. Kỹ Năng Cần Có Của Một Content Creator
- 3.1. Kỹ Năng Viết
- 3.2. Hiểu Biết Về Lĩnh Vực Bạn Đang Làm
- 3.3. Có Mắt Thẩm Mỹ Tốt
- 3.4. Ham Học Hỏi, Khả Năng Nắm Bắt Xu Hướng Tốt
- 3.5. Không Ngừng Tìm Kiếm Ý Tưởng
- 3.6. Kỹ Năng Phân Tích, Tư Duy Logic
- 3.7. Kỹ Năng Làm Việc Độc Lập Và Làm Việc Nhóm
- 3.8. Khả Năng Giao Tiếp Tốt
- 4. Học Gì Để Trở Thành Content Creator?
- 5. Sự Khác Biệt Giữa Content Creator Và Content Writer
- 6. Mức Lương Của Content Creator
- 7. Lộ Trình Thăng Tiến Của Một Content Creator
- 8. Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Content Creator Giỏi?
- 8.1. Đọc Nhiều, Thường Xuyên Cập Nhật Thông Tin Mới Mỗi Ngày
- 8.2. Thường Xuyên Sáng Tạo Nội Dung Ý Nghĩa Đa Hình Thức
- 8.3. Thường Xuyên Đặt Câu Hỏi
- 8.4. Không Ngừng Học Hỏi, Cập Nhật Thêm Các Công Cụ Hỗ Trợ Sáng Tạo Nội Dung
- 8.5 Lựa Chọn Nền Tảng Sáng Tạo Nội Dung Phù Hợp
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Content Creator Tìm Insight Khách Hàng Như Thế Nào?
- 2. Làm Thế Nào Để Liên Tục Làm Mới Các Chủ Đề Khi Sáng Tạo Nội Dung?
- 3. Content Creator Xác Định Độ Tin Cậy Của Thông Tin Bằng Cách Nào?
- 4. Tìm Việc Content Creator Chất Lượng Ở Đâu?
1. Content Creator Là Gì?
Content Creator là gì? Content Creator là vị trí nhân viên sáng tạo nội dung trong ngành Marketing, quảng cáo, truyền thông hiện nay. Họ là những người sử dụng sự sáng tạo của bản thân để sản xuất ra những nội dung hấp dẫn phục vụ mục đích truyền tải một thông điệp nào đó đến công chúng qua các sản phẩm như: bài viết, video clip, hình ảnh, poster,…
Content Creator không chỉ là người chuyên viết nội dung mà còn đưa ra những ý tưởng để xây dựng nên một sản phẩm tạo được sự chú ý và thu hút công chúng đến với thương hiệu của công ty. Họ sẽ vận dụng chất xám của mình để tạo nên những nội dung mới mẻ, độc đáo và có sức hấp dẫn mọi người.
Trong thời đại mà công nghệ số phát triển ngày càng mạnh mẽ, để có được chỗ đứng trên thị trường thì Content Creator cần vận dụng rất nhiều chất xám và khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân. Họ phải khẳng định được tầm quan trọng và vị thế quan trọng của mình trong phát triển sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu cho một công ty, doanh nghiệp. Một nghề với cơ hội phát triển cực rộng và đã có được những đánh giá tích cực từ xã hội. Nó cũng thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm từ các bạn trẻ.
2. Content Creator Làm Gì?
Sau khi tìm hiểu “Content Creator là gì?”, Blogvieclam.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu nhiệm vụ mà nhân sự ở vị trí này cần đảm nhiệm. Nhìn chung, công việc của Content Creator khác nhau tại mỗi công ty. Dưới đây là những đầu việc mà Content Creator thường thực hiện.
2.1. Phân Tích Thương Hiệu
Content Creator không chỉ đơn thuần viết nội dung, quay video,… mà họ còn phải phối hợp với các thành viên khác trong phòng Marketing thực hiện phân tích thương hiệu. Bằng cách này, họ sẽ có thông tin toàn diện về giọng nói, tông điệu, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp cũng như đối thủ; qua đó đề xuất chiến lược nội dung tiềm năng.
2.2. Xây Dựng Chiến Lược Nội Dung
Với nhiệm vụ này, người làm sáng tạo nội dung cần lập kế hoạch nội dung tổng thể bao gồm các thông tin cơ bản như:
- Mục tiêu cần đạt được
- Đối tượng khách hàng hướng đến
- Hình thức nội dung sẽ triển khai: chữ viết, hình ảnh, video,…
- Các kênh phân phối nội dung: website, Facebook, Tiktok, banner,…
- Các tuyến nội dung
- Thời gian đăng tải nội dung
- v.v…
2.3. Lên Ý Tưởng Nội Dung
Đây là một trong những nhiệm vụ chính của Content Creator. Theo đó, Content Creator sẽ lên kế hoạch nội dung cụ thể cho ngày, tuần, tháng sao cho phù hợp với thị trường, cũng như kế hoạch của công ty, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.4. Triển Khai Nội Dung
Dựa trên kế hoạch và các ý tưởng đã có, Content Creator sẽ trực tiếp viết nội dung, thiết kế hình ảnh, quay video,… hoặc phối hợp cùng các thành viên khác trong công ty (thiết kế, editor,…) làm những việc này.
2.5. Phối Hợp Với Các Thành Viên Khác Để Phân Phối Nội Dung
Content Creator sẽ làm việc với các thành viên khác như: quản trị viên website, nhân viên SEO, nhân viên Ads, nhân viên Trade Marketing,… để cho hiển thị các nội dung một cách phù hợp: đúng thời điểm, đúng vị trí, chuẩn màu sắc/kích cỡ,…
2.6. Theo Dõi, Đánh Giá Hiệu Quả Của Ấn Phẩm
Sáng tạo nội dung không chỉ dừng ở việc tạo ra sản phẩm mà còn phải theo dõi và đánh giá hiệu quả mà các ấn phẩm mang lại. Đây là công việc quan trọng mà nhiều Content Creator đang bỏ qua.
2.7. Chỉnh Sửa Nội Dung Nếu Cần
Sau khi có số liệu đánh giá, nếu nhận thấy hiệu quả không được như mong đợi, người làm sáng tạo nội dung cần xem xét, đánh giá để tìm hiểu lý do và đưa ra phương hướng cải thiện chất lượng nội dung.
2.8. Báo Cáo
Ngoài ra, Content Creator cũng cần làm báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi cho quản lý trực tiếp để cấp trên có cái nhìn sâu sắc về hiệu quả của hoạt động sáng tạo nội dung.
3. Kỹ Năng Cần Có Của Một Content Creator
Để làm Content Creator các bạn cần có nền tảng từ các ngành xã hội và đặc biệt là các chuyên ngành liên quan đến Marketing, truyền thông, quảng cáo. Ngoài kiến thức, các bạn còn cần có những kỹ năng như:
3.1. Kỹ Năng Viết
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất với một người làm sáng tạo nội dung. Ngay cả khi bạn làm nội dung video, thì bạn vẫn cần viết kịch bản.
Và việc kết hợp nội dung văn bản với hình ảnh, video,… cũng sẽ giúp chiến dịch nội dung đạt kết quả tốt hơn.
3.2. Hiểu Biết Về Lĩnh Vực Bạn Đang Làm
Nếu bạn làm trong công ty tuyển dụng, bạn cần có kiến thức về tuyển dụng. Nếu bạn làm Content Creator cho shop quần áo, bạn cần có kiến thức về thời trang. Nếu không có kiến thức về lĩnh vực mà mình đang làm, bạn sẽ không thể cung cấp nội dung hấp dẫn, hữu ích với khách hàng.
3.3. Có Mắt Thẩm Mỹ Tốt
Content Creator thường xuyên phải làm việc với Designer để cho ra các ấn phẩm bắt mắt và hiệu quả nhất. Vì vậy, khi làm nghề này, bạn cần có con mắt thẩm mỹ để có thể đưa ra ý kiến đóng góp cho đồng nghiệp của mình.
3.4. Ham Học Hỏi, Khả Năng Nắm Bắt Xu Hướng Tốt
Content nói riêng và Marketing luôn luôn thay đổi và thường xuyên có các trend (xu hướng) mới. Vì vậy, Content Creator cần có khả năng nắm bắt xu hướng và học hỏi tốt để có thể nhanh chóng áp dụng các trend này cho hoạt động truyền thông của công ty.
3.5. Không Ngừng Tìm Kiếm Ý Tưởng
Người làm sáng tạo cần liên tục đưa ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, sự sáng tạo không đến một cách dễ dàng. Thay vào đó, bạn cần thường xuyên trau dồi kiến thức, trải nghiệm; đọc nhiều, nghe nhiều, xem nhiều,… Càng có nhiều kiến thức, bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng.
3.6. Kỹ Năng Phân Tích, Tư Duy Logic
Sáng tạo nội dung, đặc biệt là sáng tạo nội dung nhằm mục đích tiếp thị không giống như viết văn, vẽ tranh,… mà nó gắn liền với một mục đích cụ thể. Khi làm một việc gì đó có mục đích, bạn cần quan sát, thu thập và đánh giá kết quả mình đã đạt được để xem đã đạt được mục đích hay chưa.
3.7. Kỹ Năng Làm Việc Độc Lập Và Làm Việc Nhóm
Là người làm Content Creator, bạn vừa phải có khả năng làm việc độc lập tốt để có thể tự viết một bài báo, xây dựng một kịch bản riêng,… vừa phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp hiệu quả cùng Designer, Editor, SEO,…
3.8. Khả Năng Giao Tiếp Tốt
Khả năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, chính xác; giúp các thành viên trong nhóm hiểu được ý tưởng của bạn. Ngoài ra, đây cũng là lợi thế để bạn tham gia thu âm khi cần quay video.
4. Học Gì Để Trở Thành Content Creator?
Bạn có thể trở thành Content Creator cho dù bạn là bất kỳ ai, trình độ học vấn ra sao. Hiện nay, có rất nhiều Content Creator thành công ngay cả khi đang học cấp 2, cấp 3. Tuy nhiên, những người này thường làm việc cá nhân, cho chính mình.
Nếu bạn muốn trở thành nhân viên tại các doanh nghiệp, bạn nên sở hữu tấm bằng đại học, cao đẳng,… chuyên ngành báo chí, truyền thông, văn học, ngôn ngữ,… Nếu bạn học các ngành khác, bạn có thể tham gia các khóa học dạy Content ngắn ngày để biết cách viết nội dung, xây dựng kịch bản. Nếu bạn muốn tự thiết kế hoặc chỉnh sửa video, bạn có thể học thêm các khóa học liên quan.
5. Sự Khác Biệt Giữa Content Creator Và Content Writer
Tìm hiểu thêm: Google Analytics là gì? Cách hoạt động của Google Analytics trong phân tích dữ liệu
Content Creator và Content Writer là hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn bởi tính chất công việc chủ yếu liên quan đến sáng tạo nội dung. Tuy vậy, đây lại là hai vị trí khác biệt hoàn toàn. Cùng Blogvieclam.edu.vn điểm qua những điểm khác biệt cơ bản giữa Content Creator và Content Writer bạn nhé:
Tiêu chí | Content Creator | Content Writer |
Định nghĩa | Content Creator là những người làm sáng tạo nội dung đa hình thức như viết bài, lên kịch bản, lên ý tưởng video trên hầu hết các nền tảng phổ biến hiện nay. | Content Writer là những người sáng tạo nội dung thiên về viết lách trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… |
Đối tượng | Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Content Creator chỉ cần có khả năng sáng tạo không giới hạn. | Những người có năng khiếu, khả năng sáng tạo và viết lách. |
Tính chất công việc | Sáng tạo, tự do, không có bất kỳ giới hạn nào. | Sáng tạo nhưng phải tuân theo các tắc nhất định của từng dạng nội dung, bài viết. |
Mức lương | – Mức lương của các Content Creator làm việc tại các công ty có thể dao động từ 8 – 20 triệu đồng (chưa tính hoa hồng).
– Đối với các Content Creator làm tự do trên các nền tảng như Youtube, Tik Tok, mức thu nhập có thể không giới hạn. |
– Mức lương của Content Writer tại các doanh nghiệp hiện nay dao động từ 9 – 15 triệu đồng (có thể có thêm KPIs).
– Đối với Freelance Content Writer, thu nhập không giới hạn mà phụ thuộc vào mức giá và số lượng bài viết nhận thực hiện. |
6. Mức Lương Của Content Creator
Content Creator hiện nay có mức lương cực hấp dẫn. Một nhà sáng tạo nội dung làm việc tại các công ty có mức lương trung bình từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt với những ý tưởng lớn và hấp dẫn các bạn sẽ còn nhận được thu nhập cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn làm việc tự do (Freelancer), bạn sẽ có thu nhập dựa trên hiệu quả công việc của mình, chẳng hạn như:
- 300.000 – 500.000 đồng cho một ảnh đăng trên facebook (bao gồm lên ý tưởng nội dung và thiết kế).
- 100.000 – 500.000 đồng cho một bài viết đăng tải trên Facebook/ Website.
- 100.000 – 300.000 đồng cho một kịch bản Tiktok ngắn.
Tất nhiên, những con số này chỉ là mức trung bình, khi bạn đã có thương hiệu, nội dung mà bạn sáng tạo ra được nhiều người đánh giá cao, bạn có thể kiếm tới vài triệu, thậm chí vài chục triệu cho một ấn phẩm.
Bạn có biết không, rất nhiều Tiktoker là Content Creator và chắc hẳn bạn đã từng nghe về thu nhập của nhiều người trong số họ. Chẳng hạn như Vợ chồng bà Nhân có thể kiếm được hơn 100 triệu đồng/tháng từ Tiktok. Thu nhập của Long Chun nhờ Tiktok là từ 100 – 200 triệu/tháng.
7. Lộ Trình Thăng Tiến Của Một Content Creator
Content Creator là một công việc khá đặc biệt, tự do sáng tạo nhưng có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Đây là lý do vị trí này ngày càng có sức hút với các bạn trẻ. Nếu bạn cũng có đam mê với nghề Content Creator, đừng bỏ qua lộ trình thăng tiến cơ bản của một Content Creator chuyên nghiệp nhé:
- Content Creator Intern (Thực tập sinh): Đây là cấp thấp nhất trong lộ trình thăng tiến của một nhà sáng tạo nội dung. Vị trí này phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối hoặc sắp ra trường. Công việc của thực tập sinh Content Creator không phức tạp, cũng không yêu cầu cao nhưng lại đem đến cho các bạn lượng kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu.
- Content Creator Fresher (Nhân viên): Trải qua một thời gian làm Content Creator Intern, nếu hoàn thành tốt công việc, ứng viên có thể “thăng cấp” trở thành một Content Creator Fresher. Khi đảm nhận vị trí này, bạn đã có được những kinh nghiệm nhất định nên yêu cầu từ phía doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn. Đương nhiên, mức lương cũng sẽ cao hơn so với một thực tập sinh. Không chỉ “chuyển cấp” từ thực tập sinh, Content Creator Fresher cũng dành cho những ứng viên có dưới 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing.
- Senior Content Creator (Chuyên viên): Senior Content Creator là vị trí dành cho những nhà sáng tạo nội dung có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trong ngành. Do vậy, ngoài kiến thức cơ bản, Senior Content Creator đòi hỏi cả kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm và khả năng quản lý, đào tạo các thành viên trong đội nhóm.
- Lead of Content (Trưởng phòng): Lead of Content là vị trí mơ ước của mọi Content Creator. Để trở thành một Lead of Content chuyên nghiệp, bạn phải trải qua 5 – 6 năm làm việc trong ngành Marketing. Và ngoài kinh nghiệm, kiến thức, Lead of Content cũng cần có tư duy nhanh nhạy, khả năng phân tích nhu cầu thị trường cũng như nhận định khả năng của nhân sự thuộc sự quản lý.
8. Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Content Creator Giỏi?
Để trở nên xuất chúng trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cũng cần đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Đối với Content Creator, muốn trở nên giỏi hơn, bạn cần kiên trì theo đuổi hành trình dài, bắt đầu từ những việc như:
8.1. Đọc Nhiều, Thường Xuyên Cập Nhật Thông Tin Mới Mỗi Ngày
Cập nhật thông tin mới là điều vô cùng quan trọng đối với một Content Creator. Mỗi ngày một chút, sự chăm chỉ của bạn sẽ được đền đáp bằng một kho ý tưởng phong phú, mới mẻ trong nhiều lĩnh vực.
Việc đọc nhiều giúp bạn tốt lên, nhanh nhạy và sáng tạo hơn nhưng hãy thực hiện nó một cách thông minh. Chẳng hạn như tham khảo các thông tin tích cực thay vì tiêu cực, kết hợp nghiên cứu tìm tòi thay vì chỉ đọc và để đó,…
8.2. Thường Xuyên Sáng Tạo Nội Dung Ý Nghĩa Đa Hình Thức
Đối với một Content Creator giỏi, việc đưa ra ý tưởng thôi là chưa đủ. Điều bạn cần làm là tìm những cách hay ho nhất để chuyển đổi các ý tưởng thành nội dung chất lượng, dễ tiếp cận với khán giả.
Nếu là người mới, bạn hãy thử bắt đầu với việc viết lách, nâng cấp lên dần thành dạng hình ảnh rồi tiếp theo là video. Khi quen dần, bạn có thể dễ dàng chuyển hóa ý tưởng và lồng ghép nhiều yếu tố thu hút vào nội dung.
>>>>>Xem thêm: Ngành toán kinh tế: Học ở đâu? Ra trường làm gì?
8.3. Thường Xuyên Đặt Câu Hỏi
Khi làm Content Creator, bạn đừng bao giờ bó buộc bản thân trong một khuôn mẫu nào. Hãy tích cực đặt những câu hỏi, tìm cách trả lời để phá vỡ giới hạn của bản thân. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản như “Đối tượng là ai?”; “Hình thức thế nào?”; “Yếu tố nào tạo nên điểm nhấn cho nội dung?”;…
8.4. Không Ngừng Học Hỏi, Cập Nhật Thêm Các Công Cụ Hỗ Trợ Sáng Tạo Nội Dung
Nhu cầu nghe, xem, đọc nội dung của khán giả ngày một cao đòi hỏi Content Creator không ngừng học hỏi để có thể đáp ứng. Không chỉ viết lách cơ bản, bạn sẽ cần dành thời gian nghiên cứu những công cụ khác như Canva, Photoshop, Illustrator, …
8.5 Lựa Chọn Nền Tảng Sáng Tạo Nội Dung Phù Hợp
Mỗi nền tảng sẽ có những dạng nội dung khác nhau và hướng tới nhóm đối tượng nhất định. Theo đó, người làm nghề sáng tạo nội dung không thể đăng content ngẫu nhiên lên bất kỳ một nền tảng nào. Để tiếp cận nhóm đối tượng phù hợp, Content Creator cần dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và phân bổ nội dung theo từng nền tảng một cách khoa học, thông minh.
Bạn đã hiểu “Content Creator là gì?” rồi đúng không? Bạn có muốn trở thành Content Creator? Nếu câu trả lời là có, hãy trau dồi kiến thức, năng lực viết, lên ý tưởng ngay từ bây giờ nhé. Và đừng quên truy cập vào Việc làm Content Creator trên Blogvieclam.edu.vn để tìm hiểu xem các Nhà tuyển dụng đang thực sự mong muốn gì ở ứng viên cho vị trí này.