Flutter là gì? Những lý do bạn nên học ngôn ngữ flutter

Flutter là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến và rất quen thuộc với những ai hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy flutter là gì? Tại sao nên học flutter? Hãy cùng tìm hiểu với Blogvieclam.edu.vn để được giải đáp những thắc mắc trên bạn nhé.

Bạn đang đọc: Flutter là gì? Những lý do bạn nên học ngôn ngữ flutter

1. Flutter là gì?

Flutter là gì?

Flutter được biết đến là một UI Framework có mã nguồn mở, dành cho các thiết bị di động.

Flutter do Google phát hành vào tháng 5/2017 và được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Nó cho phép bạn tạo ra ứng dụng di động gốc với một codebase. Điều này đồng nghĩa là bạn có thể sử dụng 1 ngôn ngữ lập trình cùng với 1 codebase để tạo ra 2 ứng dụng khác nhau cho các nền tảng di động riêng biệt.

2. Flutter gồm những gì?

Flutter bao gồm 2 thành phần chính đó là:

  • SDK (Software Development Kit): đây là các công cụ giúp cho bạn có thể phát triển ứng dụng, trong đó bao gồm cả việc biên dịch mã thành mã máy gốc.
  • Framework (UI Library based on widgets): đây là các thành phần UI mà bạn có thể tái sử dụng, giúp bạn cá nhân hóa các chương trình, ứng dụng theo mong muốn của mình.

3. Những tính năng nổi bật của flutter

Hiện nay, flutter được sử dụng khá phổ biến bởi những tính năng nổi bật sau đây:

Những tính năng nổi bật của flutter

  • Flutter có thể xem như một react framework.
  • Nhờ flutter, các lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng ngôn ngữ Dart.
  • Flutter mang đến giao diện thân thiện, dễ sử dụng, các hoạt động phong phú và có khả năng tự nhận thức nền tảng của các widget built – in.
  • Flutter tập hợp được tất cả các layout, widget, platform, giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong giao diện người dùng.
  • Sử dụng flutter, lập trình viên có thể đạt được hiệu năng công việc khá tốt.
  • Ngoài ra, flutter còn có khả năng thể hiện 1 UI trên nhiều nền tảng khác nhau.

4. Phân biệt flutter và android

Nhiều người nhầm lẫn giữa flutter với android, nhất là những ai mới chập chững vào nghề lập trình. Vậy thì trong nội dung này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn cách phân biệt.

Mặc dù cả 2 nền tảng flutter và android đều được phát triển bởi Google, song khả năng vận hành của chúng lại có sự khác nhau. Flutter có thể chạy rất mượt trên cả iOS và Android. Nó như một thủ thuật để vận hành tương thích trên cả 2 hệ điều hành này.

Mặc khác, flutter sẽ chạy trên engine render Flutter (C++) và Flutter framework (Dart) mà không tham gia trực tiếp vào quá trình biên dịch với các ứng dụng native. Khi lập trình viên tạo ra ứng dụng, 1 engine mới sẽ tiến hành chạy các đoạn code của flutter cùng với các đoạn code native ở trên cả 2 hệ điều hành iOS, Android.

Phân biệt flutter và android

Ngoài ra, 1 điểm khác biệt nữa giữa flutter và android đó là flutter được thiết kế ngay từ đầu để đạt được tốc độ khung hình 60fps. Điều này giúp các lập trình viên có thể giảm bớt những rủi ro liên quan đến phân mảnh của android.

5. Những lý do bạn nên học và sử dụng ngôn ngữ flutter

Bên cạnh những tính năng nổi bật trên, ngôn ngữ flutter còn được nhiều chuyên gia khuyên học, sử dụng bởi những lý do dưới đây:

5.1 Flutter dễ học, dễ sử dụng

Hiện nay, flutter được xem là một framework hiện đại mà rất đơn giản. Bạn có thể dùng nó để tạo ra các ứng dụng di động một cách nhanh chóng và không cần code quá nhiều.

5.2 Khả năng biên dịch nhanh, tăng năng suất

Khi sử dụng flutter, bạn sẽ có thể thay đổi được code của mình dễ dàng, đồng thời xem được kết quả ở thời gian thực. Tức là bạn sẽ chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn sau khi lưu để cập nhật các ứng dụng.

5.3 Hiện thực hóa ý tưởng nhanh chóng

Với những nhà startup, nếu muốn nhanh chóng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, nhà đầu tư thì việc sử dụng flutter là sự lựa chọn rất phù hợp bởi:

  • Flutter giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn trong việc phát triển ứng dụng. Bạn không cần phải tạo 2 phiên bản cho 2 hệ điều hành.
  • Với flutter, bạn chỉ cần có 1 lập trình viên là có thể làm, hoàn thiện sản phẩm, ứng dụng.
  • Hiệu suất mà flutter mang lại là khá tốt.
  • Giao diện của flutter rất đẹp, thân thiện, bạn có thể cá nhân hóa nó để tạo UI giá trị.

5.4 Nhiều tài liệu học, tham khảo

Đối với dân công nghệ thì tài liệu học tập là yếu tố vô cùng quan trọng. Và khi học flutter, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều bài học, sách,… cùng các hướng dẫn, ví dụ chi tiết, cụ thể để làm theo.

5.5 Cộng đồng phát triển mạnh

Những lý do bạn nên học và sử dụng ngôn ngữ flutter

Flutter có một cộng đồng đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là vô cùng chất lượng. Có không ít lập trình viên giỏi lập các kênh blog, mạng xã hội, nền tảng riêng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho người mới. Do đó, nếu học ngôn ngữ lập trình này, bạn sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều nếu tham gia vào các hội nhóm cộng đồng flutter.

5.6 Flutter phù hợp cho những ai làm freelancer

Nếu như bạn muốn theo đuổi con đường làm freelancer thì học và sử dụng flutter là một lựa chọn đúng đắn. Bởi nhiều đơn vị công nghệ đều đang phát triển ứng dụng với ngôn ngữ này và nếu biết về nó, cơ hội việc làm dành cho bạn cũng rộng mở hơn rất nhiều.

6. Hướng dẫn cách cài đặt flutter

Để cài đặt flutter, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

6.1 Cài đặt trên Windows

  • Bước 1: Tải phiên bản flutter mới nhất tại đây.

  • Bước 2: Giải nén vào thư mục bạn muốn.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để hoàn thành kỳ thực tập trong bối cảnh Covid?

  • Bước 3: Cập nhật cho system path ở mục flutterbin.
  • Bước 4: Sau đó, flutter sẽ cho bạn 1 tool để kiểm tra những yêu cầu cơ bản với tên là “flutter doctor”.

  • Bước 5: Chạy lệnh phía trên hệ thống để kiểm tra. Nếu như có thông báo như hình dưới đây thì tức là flutter SDK đã được cài đặt, còn android tool và android studio đã được cài nhưng chưa nhận kết nối từ thiết bị, bạn cần kết nối điện thoại qua USB hoặc mở máy ảo.

  • Bước 6: Tiếp tục cài đặt tương tự với android studio.

  • Bước 7: Bạn mở android emulator lên hoặc kết nối với một android.
  • Bước 8: Cài đặt 2 plugin là flutter và dart cho android studio theo các thao tác sau: Mở android studio – chọn file – settings – plugins – tìm kiếm flutter plugin và chọn install – chọn yes – khởi động android studio.

6.2 Cài đặt trên MacOS

  • Bước 1: Tải phiên bản mới nhất của flutter SDK tại đây.
  • Bước 2: Giải nén vào thư mục mà bạn muốn.
  • Bước 3: Cập nhật system path ở thư mục trong flutterbin qua lệnh dưới đây:

  • Bước 4: Cập nhật hệ thống thêm 1 lần rồi kiểm tra path qua lệnh sau:

>>>>>Xem thêm: Ứng viên bị động là gì? Tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?

  • Bước 5: Tiếp tục cài đặt bản mới nhất của Xcode nếu có yêu cầu.
  • Bước 6: Cài đặt Android SDK nếu có yêu cầu từ flutter doctor.
  • Bước 7: Cài đặt Android Studio mới nhất.
  • Bước 8: Mở Android emulator hoặc kết nối thiết bị Android nếu muốn phát triển ứng dụng Android.
  • Bước 9: Mở iOS simulator hoặc kết nối với thiết bị iphone nếu muốn phát triển ứng dụng iOS.
  • Bước 10: Cài đặt flutter và Dart plugin cho Android studio.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ flutter là gì cũng như những lý do nên sử dụng ngôn ngữ lập trình này. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến flutter, các bạn hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ chuyên gia IT của Blogvieclam.edu.vn sẽ nhanh chóng giải đáp giúp các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *