HSE là gì? HSE là viết tắt của từ gì? Tầm quan trọng của HSE với doanh nghiệp ra sao? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết.
Bạn đang đọc: HSE Là Gì? Vai Trò Của HSE Trong Doanh Nghiệp
1. HSE Là Gì? Hệ Thống HSE Là Gì?
Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu chi tiết về định nghĩa HSE và hệ thống HSE để có thể hiểu và sử dụng trên thực tế bạn nhé.
1.1. HSE là gì?
HSE là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Health – Safety – Environment, dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là Sức khỏe – An toàn – Môi trường. Về cơ bản, HSE bao gồm một chuỗi các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên trong quá trình làm việc, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe cũng như tác động xấu của hoạt động công nghiệp đến môi trường.
1.2. Hệ Thống HSE Là Gì?
Hệ thống HSE (Health, Safety and Environment Management System) là phương pháp quản lý toàn diện được thiết kế nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường tại các doanh nghiệp. Tại các đơn vị hiện nay, HSE hệ thống quản lý HSE được ứng dụng bao gồm quy trình, chính sách và thủ tục để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
Trên thực tế, hệ thống HSE có thể được xây dựng dựa trên nhiều tiêu chuẩn quốc tế như ISO 45001 (Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp); ISO 14001 (Quản lý môi trường và các quy định chính sách liên quan đến môi trường);…
2. Những Thành Phần Chính Của HSE
- Chính sách HSE: Tài liệu quan trọng liên quan trực tiếp đến việc cam kết và đảm bảo thực hiện các mục tiêu sức khỏe, an toàn và môi trường làm việc của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro: Quá trình đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường để tìm kiếm giải pháp kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên.
- Quản lý các biện pháp kiểm soát rủi ro: Xây dựng và quản lý chặt chẽ các biện pháp rủi ro nhằm đem đến môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
- Thực thi quy trình và giám sát hiệu quả: Quá trình giám sát, đảm bảo hiệu quả cao nhất của các biện pháp kiểm soát rủi ro.
- Đào tạo và nâng cao nhận thức: Quá trình đào tạo và giáo dục đảm bảo nhân viên hiểu và nghiêm túc thực hiện các quy tắc sức khỏe, an toàn và môi trường.
3. HSE Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Doanh Nghiệp?
Nhắc đến tầm quan trọng của HSE với doanh nghiệp, chắc chắn không thể bỏ qua các vai trò sau đây:
- Đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên: HSE là yếu tố đảm bảo mọi nhân sự được làm việc trong môi trường an toàn và không có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay hiệu quả công việc.
- Bảo vệ môi trường: Tại các doanh nghiệp, HSE tham gia trực tiếp vào quá trình giảm thiểu các tác động tiêu cực của môi trường đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng suất làm việc của nhân viên.
- Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật: HSE có vai trò như một bộ tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và nghiêm túc thực hiện các quy định, tránh xảy ra các sai phạm không đáng có.
- Nâng cao uy tín và danh tiếng: Hệ thống HSE hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru, hiệu quả mà còn khẳng định vị thế, nâng cao uy tín trong cộng đồng.
- Tạo hiệu quả sản xuất: Từ việc đảm bảo quy tắc an toàn, sức khỏe, HSE hạn chế tối đa rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của nhân sự; đồng thời góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh, an toàn cho doanh nghiệp.
4. Nhân Viên HSE Là Gì?
Nhân viên HSE là người giữ nhiệm vụ giám sát an toàn và đảm bảo sức khỏe, vệ sinh môi trường tại doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, nhân viên HSE cũng phải đảm bảo mọi người nắm bắt và thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn theo quy định pháp luật.
Bằng cấp chuyên môn ngành Kỹ sư môi trường và Kỹ sư bảo hộ lao động là những yêu cầu quan trọng hàng đầu với nhân viên HSE. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng yêu cầu nhân viên HSE sở hữu những kiến thức đặc thù và kỹ năng khác như đánh giá rủi ro, đề xuất giải pháp, đảm bảo quyền lợi của người lao động,…
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?
5. Nhân Viên HSE Đảm Nhiệm Những Công Việc Gì?
Công việc của một nhân viên HSE trên thực tế gồm nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau bao gồm:
- Đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Đào tạo nhân viên về các quy trình an toàn, tiêu chuẩn môi trường; đồng thời tiếp nhận và giải đáp thắc mắc liên quan để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm đảm bảo quy tắc an toàn, sức khỏe, môi trường được thực hiện đúng quy trình.
- Kiểm soát tình hình hoạt động, tiếp nhận và xử lý các tai nạn, sự cố một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, hạn chế chất thải, khí thải nguy hại với môi trường xung quanh.
- Cập nhật các quy định mới về HSE để thông tin tới các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Tham gia quá trình đào tạo, hướng dẫn để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ chuyên ngành.
6. Kiến Thức Và Kỹ Năng Cần Thiết Của Một Nhân Viên HSE
Để trở thành một nhân viên HSE chuyên nghiệp, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết sau đây:
6.1. Kiến Thức Và Nghiệp Vụ Chuyên Môn
Kiến thức và bằng cấp chuyên môn ngành Kỹ sư môi trường hoặc Kỹ sư bảo hộ lao động là yêu cầu quan trọng nhất của một nhân viên HSE. Ngoài ra, việc nắm vững quy định quốc tế, đánh giá rủi ro cũng như đề xuất giải pháp cũng là yếu tố giúp ứng viên dễ dàng tìm được việc làm HSE chất lượng.
6.2. Kỹ Năng
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh nhạy, linh hoạt trong mọi tình huống.
- Kỹ năng phân tích nguyên nhân sâu xa để tìm ra giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề.
- Kỹ năng đào tạo để đảm bảo các quy tắc an toàn, sức khỏe, môi trường trong doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc.
7. Mức Lương Của HSE
Theo các khảo sát gần đây, mức lương trung bình của nhân viên HSE khoảng 11 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức này không cố định mà phụ thuộc vào trình độ ứng viên hay lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp.
Tại các tập đoàn lớn trong nước, HSE cấp quản lý có thể nhận mức lương từ 17 – 37 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản phúc lợi, thưởng,… Mức này có thể cao hơn đối với các công ty nước ngoài.
>>>>>Xem thêm: 8 dấu hiệu đáng lo cho thấy đồng nghiệp ghét bạn
8. Học Nghề HSE Ở Đâu?
Hiện nay, các khóa học HSE ra đời với nhiều hình thức đa dạng từ online đến offline. Ứng viên có thể căn cứ vào nhu cầu và lựa chọn học nghề HSE. Nội dung khóa học HSE xoay quanh một số chủ đề cố định, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị tốt nhất cho tương lai:
- Quy định, chính sách và tiêu chuẩn an toàn môi trường.
- Nguy cơ và rủi ro trong môi trường lao động sống.
- Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro.
- …
9. Cơ Hội Nghề Nghiệp HSE Như Thế Nào?
Mọi doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu đảm bảo an toàn, sức khỏe cho nhân viên. Cộng thêm việc không ngừng mở rộng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ hội việc làm HSE ngày một gia tăng.
Theo đó, chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn, ứng viên dễ dàng tìm được việc làm HSE chất lượng ngay tại các đơn vị trong nước. Không những vậy, bạn cũng có vô vàn lựa chọn khác nhau khi trở thành HSE như xây dựng, công nghiệp thực phẩm, cứu hỏa cứu hộ,…
Trên đây là chia sẻ của Blogvieclam.edu.vn với bạn về “HSE là gì?” và chi tiết công việc, các kỹ năng cần có tại vị trí này. Kỹ sư an toàn lao động là vị trí việc làm hiện có nhu cầu tuyển dụng lớn, với mức lương hấp dẫn. Để đọc thêm bài viết về công việc thú vị khác và những kiến thức nghề nghiệp bổ ích, bạn hãy theo dõi trang blog Blogvieclam.edu.vn.