Kế toán chi phí là một vị trí nhận được nhiều sự quan tâm của những người theo ngành kế toán. Hiểu được điều đó, Blogvieclam.edu.vn sẽ đem đến cho bạn những thông tin cụ thể chi tiết về công việc này.
Bạn đang đọc: Kế toán chi phí là gì? Các công việc, vai trò trong doanh nghiệp
1. Kế toán chi phí là gì?
Kế toán chi phí còn có tên gọi tiếng Anh là Cost Accounting. Đây là vị trí phụ trách các công việc liên quan tới thu nhập, ghi chép và thực hiện phân loại mọi chi phí nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho doanh nghiệp trong phòng kế toán. Kế toán chi phí chính là người hợp lý hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu, lợi nhuận cao nhất.
2. Vai trò của kế toán chi phí
Kế toán chi phí là vị trí có vai trò quan trọng trong công ty, cụ thể như:
2.1 Kiểm soát các khoản chi phí của doanh nghiệp
Kế toán chi phí là người thực hiện phân loại các chi phí trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thống kê các khoản chi, từ đó dễ dàng xác định và nắm bắt lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Đo lường, tính giá thành sản phẩm
Vai trò của kế toán còn thể hiện ở việc đo lường giá vốn của những nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là căn cứ chính xác giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tính toán hợp lý giá thành bán ra của sản phẩm, dịch vụ.
2.3 Giúp nhà quản trị kiểm soát quản lý
Kế toán chi phí giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp cho các nhà quản trị ở nhiều bộ phận khác nhau về các thông tin liên quan đến chi phí. Điều này giúp nhà quản trị đưa ra được những giải pháp hiệu quả trong việc quản lý chi phí, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro để hướng tới đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
2.4 Giúp nhà quản trị kiểm soát chiến lược
Những thông tin, số liệu mà kế toán chi phí cung cấp thường phản ánh một cách chân thực thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Dựa vào nền tảng đó, nhà quản trị sẽ có căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạch định chi phí lâu dài cho doanh nghiệp.
3. Mô tả công việc kế toán chi phí
Tìm hiểu thêm: Học Y Dược ra làm gì? 14 công việc ngành Y Dược bạn có thể làm
Một kế toán chi phí trong doanh nghiệp sẽ cần đảm nhiệm những công việc sau:
- Đảm bảo thu thập, ghi chép chính xác, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp.
- Xác thực tính hợp lệ của từng khoản mục chi phí với chứng từ xác nhận.
- Lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí để có biện pháp ngăn chặn kịp thời nếu phát hiện những khoản chênh lệch.
- Cùng các bộ phận kế toán có liên quan thường xuyên kiểm tra và đối chiếu thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm.
- Lập báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm.
- Cung cấp số liệu để nhà quản trị có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
4. Các loại kế toán chi phí phổ biến
Tùy theo nhiệm vụ và đơn vị làm việc, kế toán chi phí thường gồm 2 loại là kế toán chi phí bán hàng và kế toán chi phí doanh nghiệp. Hai loại này có những điểm khác biệt nào, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn cùng chúng tôi:
4.1 Kế toán chi phí bán hàng
Kế toán chi phí bán hàng là nghiệp vụ liên quan đến thực hiện thu thập số liệu, tính toán và quản lý các khoản phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Các chi phí đó bao gồm:
- Phí vật liệu bao bì: Giá trị bằng tiền của các vật đóng gói, bao bì dùng cho việc quản lý và đóng gói hàng hóa.
- Chi phí thuê nhân viên bán hàng: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho nhân viên đóng gói, nhân viên bán hàng, vận chuyển, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp khác.
- Đồ dùng dụng cụ: Giá trị bằng tiền của các đồ dùng, công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình bán hàng như phương tiện thanh toán, dụng cụ đo lường hay toàn bộ công cụ làm việc ở khâu bán hàng.
- Phí khấu hao tài sản cố định: Biểu hiện bằng tiền cho hao mòn tài sản trong quá trình bảo quản và bán hàng tại cửa hàng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền dùng để trả cho các đơn vị, cá nhân đã cung cấp dịch vụ, phục vụ quá trình bán hàng như thuê kho, sửa chữa vận chuyển tài sản cố định,…
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm những khoản chi phí như quảng cáo, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, chi phí tiếp khách,…
4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán chi phí doanh nghiệp là nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Những khoản chi phí này có sự liên kết chặt chéc không thể tách rời nên có thể nói công việc kế toán chi phí doanh nghiệp tương đối nặng. Dưới đây là danh sách các khoản chi phí kế toán quản lý doanh nghiệp cần biết, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị thật tốt cho công việc:
- Chi phí nhân viên quản lý: Là toàn bộ các khoản chi phí phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật bao gồm lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
- Đồ dùng văn phòng: Gồm các khoản chi cho vật liệu dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ,…
- Phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản dự trù cho toàn bộ các tài sản như máy móc thiết bị, nhà cửa, kiến trúc,…
- Thuế và lệ phí: Bao gồm thuế môn bài, tiền thuê đất, lệ phí và các khoản phí liên quan khác.
- Chi phí dự phòng: Gồm dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phí dịch vụ mua ngoài: Là khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp như thuê tài sản cố định, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ, tài liệu kỹ thuật,…
- Chi phí bằng tiền khác: Các khoản như hội nghị, tàu xe, công tác phí,…
5. So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính
Kế toán chi phí và kế toán tài chính là hai nghiệp vụ thường bị nhầm lẫn do có tên gọi và một số hoạt động tương đồng khi triển khai. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những khác biệt nổi bật nhất dưới đây:
Tiêu chí | Kế toán chi phí | Kế toán tài chính |
Định nghĩa | Kế toán chi phí là nghiệp vụ liên quan đến quá trình ghi lại, phân loại, phân tích, tóm tắt và phân bổ chi phí liên quan đến một quy trình, sau đó phát triển các khóa hành động khác nhau để kiểm soát chi phí. | Kế toán tài chính là nghiệp vụ phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính. |
Thông tin ghi chép | Toàn bộ các thông tin liên quan đến vật liệu, lao động và chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. | Thông tin bằng tiền theo quy định công ty và pháp luật. |
Loại chi phí được sử dụng để ghi chép | Chi phí trong quá khứ và chi phí dự kiến cho các dự án trong tương lai. | Dòng tiền trong quá khứ và các khoản liên quan trực tiếp. |
Tính chất thông tin | Chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp với các vị trí như nhân viên, quản lý cấp cao, quản lý,… | Thông tin được cung cấp cho cả nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài như cổ đông, khách hàng, chủ nợ,… |
Thời gian báo cáo | Thường xuyên báo cáo cho ban lãnh đạo theo đúng quy định. | Chỉ báo cáo vào cuối kỳ kế toán, thường 1 năm 1 lần. |
Mục đích | Kiểm soát chi phí, lập ngân sách giúp việc dự báo được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. | Thống kê đầy đủ giao dịch tài chính nhằm theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác nhất. |
Phân tích lợi nhuận | Chỉ đo lường lợi nhuận của một sản phẩm hoặc doanh nghiệp. | Đo lường lợi nhuận tổng của một doanh nghiệp thông qua thu thập và chi phí. |
6. Các câu hỏi phổ biến về kế toán chi phí
>>>>>Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing của Vinamilk: Top 3 chiến lược thành công nhất
Sau khi nắm được các thông tin quan trọng về kế toán chi phí, chúng ta sẽ cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp:
6.1 Tài khoản kế toán chi phí bán hàng là gì?
Tài khoản kế toán chi phí bán hàng sử dụng là TK 641 – Chi phí bán hàng để tập hợp và thực hiện kết chuyển những chi phí phát sinh trong thực tế ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lao vụ và TK 641 có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể:
Số thứ tự | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK6411 | Chi phí nhân viên |
2 | TK6412 | Chi phí vật liệu |
3 | TK6413 | Chi phí dụng cụ đồ dùng |
4 | TK6414 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
5 | TK6415 | Chi phí bảo hành |
6 | TK6417 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
7 | TK6418 | Chi phí bằng tiền khác |
6.2 Tài khoản của kế toán chi phí doanh nghiệp là gì?
Tài khoản kế toán chi phí doanh nghiệp sử dụng là TK 642 với 8 tài khoản cấp 2, cụ thể đó là:
Số thứ tự | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK6421 | Chi phí nhân viên quản lý |
2 | TK6422 | Chi phí vật tư quản lý |
3 | TK6423 | Chi phí đồ dùng văn phòng |
4 | TK6424 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
5 | TK6425 | Các khoản thuế, phí, lệ phí |
6 | TK6426 | Chi phí dự phòng |
7 | TK6427 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
8 | TK6428 | Chi phí bằng tiền khác |
Trên đây là thông tin về kế toán chi phí hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Mong rằng qua bài viết của Blogvieclam.edu.vn bạn có thể hiểu hơn về công việc này và có những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Để tìm kiếm cơ hội việc làm ở vị trí kế toán, bạn có thể truy cập ngay Blogvieclam.edu.vn.vn. Chúc bạn sớm tìm được công việc tốt trong tương lai.