Kiệt sức tại nơi làm việc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức vượt qua

Burn out là một triệu chứng vô cùng phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu cặn kẽ về nó. Vậy nên, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng “Burn out là gì?” cũng như những vấn đề xoay quanh hội chứng này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Kiệt sức tại nơi làm việc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức vượt qua

1. Burn out là gì? Tại sao nó lại là mối quan tâm?

Burn out là gì? Burn out còn được biết đến với nghĩa tiếng Việt là kiệt sức. Đây là một hội chứng phát sinh từ tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc trong một thời gian dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Hội chứng này biểu hiện qua 3 giai đoạn gồm:

  • Mất sức hoặc mệt lả.
  • Mất tập trung trong công việc hoặc cảm giác hoài nghi liên quan đến công việc.
  • Cuối cùng là hiệu quả công tác chuyên môn giảm sút.

Burn out là gì? Tại sao nó lại là mối quan tâm?

Về cơ bản, Burn out làm giảm khả năng làm việc, suy giảm sức sáng tạo, buông thả hơn và dễ nghỉ việc hơn. Hội chứng này khác với trầm cảm. Kiệt sức tập trung vào khía cạnh công việc và dẫn đến cảm giác bực bội đối với các yếu tố bên ngoài như công ty, sếp hoặc đồng nghiệp thay vì hướng vào bản thân. Nhưng những người bị kiệt sức tại nơi làm việc cũng có thể có dấu hiệu trầm cảm. Họ cảm thấy như thể việc lúc nào cũng phải “đấu tranh” với công việc thể hiện rằng năng lực của họ không đủ và họ không đạt được thành công. Kết quả là: họ mất hứng thú với những thứ mà họ vốn yêu thích.

Có thể bạn quan tâm: Chán nản với công việc thì phải làm gì?

2. Dấu hiệu của hội chứng Burn out

Vậy dấu hiệu của hội chứng Burn out là gì? Tham khảo ngay ở nội dung sau đây:

2.1 Về thể chất

Về mặt thể chất, người mắc hội chứng Burn out sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt sức lực khi làm việc.
  • Ngủ chập chờn, không sâu giấc.
  • Thường xuyên đau đầu, đau mỏi cơ.
  • Thói quen ăn uống thay đổi, lúc nào cũng cảm thấy chán ăn.
  • Thường xuyên ốm đau.

2.2 Về cảm xúc

Ngoài thể chất, Burn out còn được thể hiện thông qua mặt cảm xúc, cụ thể là:

  • Luôn hoài nghi về bản thân, chỉ nghĩ đến thất bại và thua cuộc.
  • Cảm thấy cô đơn, lạc lõng và nghĩ mọi người đều đang chống lại mình.
  • Mất động lực để cố gắng và làm việc.

Dấu hiệu của hội chứng Burn out

2.3 Về hành vi

Bên cạnh đó, hội chứng Burn out còn có những dấu hiệu về mặt hành vi như:

  • Luôn trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm công việc.
  • Sử dụng các chất kích thích hoặc các chất có hại để đối phó với áp lực từ công việc.
  • Thu mình lại, không muốn giao tiếp với người khác.
  • Thể hiện những cảm xúc tiêu cực với người khác.

Có thể bạn quan tâm: Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường công sở

3. Nguyên nhân Burn out tại nơi làm việc

Hiểu rõ nguyên nhân của hội chứng Burn out sẽ giúp bạn vượt qua được nó một cách dễ dàng hơn. Do vậy, Blogvieclam.edu.vn sẽ chia sẻ với bạn nguồn gốc của tình trạng này qua nội dung sau:

3.1 Burn out do công việc

Áp lực từ công việc có lẽ là yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng Burn out. Sự kiệt sức xuất hiện khi bạn:

  • Không thể kiểm soát được khối lượng công việc của bản thân.
  • Thiếu sự công nhận hoặc khen thưởng từ cấp trên khi hoàn thành tốt công việc.
  • Quá khắt khe với bản thân, đặt quá nhiều kỳ vọng trong quá trình làm việc.
  • Môi trường làm việc áp lực cao.

3.2 Burn out do lối sống

Tình trạng kiệt sức cũng ít nhiều được tạo nên từ lối sống của mỗi người:

  • Lối sống khép mình, thiếu các mối quan hệ xung quanh.
  • Sống thiếu khoa học, ăn uống không lành mạnh, ngủ không đủ giấc.
  • Nhận quá nhiều trách nhiệm, không có đủ sự giúp đỡ từ người khác.

3.3 Burn out do đặc điểm tính cách

Tính cách cũng là một trong những yếu tố có thể gây nên hội chứng Burn out:

  • Đòi hỏi sự cầu toàn, cảm thấy không gì là đủ tốt nên tự gây áp lực với chính bản thân mình.
  • Luôn nhìn mọi thứ bằng một cách nhìn tiêu cực và bi quan.
  • Đặt mục tiêu cao so với năng lực của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Bật mí mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn và chuyên nghiệp nhất!

4. Giải pháp vượt qua Burn out

Tìm hiểu thêm: Những khó khăn trong công tác tuyển dụng và giải pháp khắc phục

Giải pháp vượt qua Burn out

Nếu bạn đang phải tình trạng Burn out thì ngay tham khảo ngay những bí quyết sau của Blogvieclam.edu.vn nhé!

4.1 Thay đổi cách nhìn về công việc

Nếu như công việc quá đơn điệu làm bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không đủ thỏa mãn thì bạn hãy tìm đến một công việc khác mà bạn yêu thích hơn. Hoặc không, bạn cần có cái nhìn tích cực hơn với công việc hiện tại, cố gắng khiến bản thân có hứng thú với nó. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại được cảm giác có mục đích và kiểm soát.

4.2 Cân bằng cuộc sống của bản thân

Nếu công việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản thì hãy tìm đến những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống. Đó có thể là: gia đình, bạn bè hay sở thích… Nó sẽ giúp bạn cân bằng lại cuộc sống và làm giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực cho bạn.

4.3 Kết bạn tại nơi làm việc

Có nhiều mối quan hệ tại nơi làm việc sẽ giúp bạn có thể giảm bớt áp lực. Họ chính là chỗ dựa tinh thần, là nơi bạn có thể sẻ chia khó khăn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cảm thấy bế tắc trong công việc.

4.4 Hãy dành thời gian nghỉ ngơi

Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ ngay cả trong thời điểm bị “deadline dí”. Đi dạo xung quanh công ty, nghe nhạc, uống cà phê, hoặc thiền,… 10 – 15 phút có thể giúp “đánh bay” những căng thẳng mà bạn đang phải chịu đựng.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng từ chối: Nghệ thuật nói “không” trong cuộc sống

4.5 Đánh giá lại các ưu tiên

Gặp phải tình trạng Burn out có thể là do bạn đang bỏ lỡ một điều gì đó trong cuộc sống của mình. Vậy nên, hãy dành thời gian để suy nghĩ lại về những mục tiêu và ước mơ của bạn. Đây chính là cơ hội để bạn khám phá và tìm tòi ra điều mà bản thân sự sự thích thú.

4.6 Học cách nói “không”

Sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ không biết bạn đang quá tải nếu bạn không nói. Vì vậy, thay vì ôm đồm hết mọi thứ, bạn hãy học cách từ chối những công việc mà bản thân không thể đảm nhiệm.

Học cách nói “không”

4.7 Xác định mục tiêu có tính khả thi

Hãy đánh giá lại mục tiêu bạn đang tự đặt ra cho mình. Trách nhiệm nặng nề có thể khiến bạn cảm thấy suy sụp. Để tránh tình trạng này, bạn cần biết cách thiết lập các mục tiêu đủ thách thức nhưng mang tính khả thi.

4.8 Hiểu rõ về giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp

Thật dễ dàng bị Burn out nếu bạn không biết công việc của mình tạo ra tác động như thế nào với hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tìm hiểu và ghi nhớ về những giá trị mà bạn đang mang lại cho nhóm và công ty của mình. Điều này sẽ trở thành động lực giúp bạn làm việc chăm chỉ và hạnh phúc hơn.

4.9 Chia sẻ với sếp

Nếu bạn xác định rằng bạn đang bị Burn out và cần được trợ giúp để xoay chuyển tình thế, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Bạn chỉ có thể vượt qua tình trạng này khi bạn và sếp hiểu rõ những điều mà bạn đang trải qua. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải trung thực khi nói về điều khiến bạn cảm thấy kiệt quệ.

4.10 Chủ động xin nghỉ phép

Mặc dù không phải người lãnh đạo nào cũng sẵn sàng cho nhân viên nghỉ làm. Nhưng nếu sức khỏe tinh thần, cũng như công việc của bạn đang bị ảnh hưởng và bạn tin rằng nghỉ ngơi là biện pháp, thì đây là lúc để lên tiếng về điều đó.

Có thể bạn quan tâm: Đừng xả Stress, hãy “làm bạn” với Stress

4.11 Chia sẻ với mọi người

>>>>>Xem thêm: Phần Mềm SEO Là Gì? Top 06 Phần Mềm SEO Mà SEOer Nên Biết

Chia sẻ với mọi người

Nếu bạn đang trải qua hoặc sắp kiệt sức, đừng im lặng; hãy hẹn gặp một người mà bạn tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe bạn để tâm sự về những điều bạn đang phải đối mặt. Kiệt sức là vấn đề cá nhân, nhưng bạn không cần phải vượt qua một mình.

4.12 Nghỉ ngơi, ngắt kết nối với thế giới công nghệ

Những lúc bạn cảm thấy kiệt sức, hãy ngắt toàn bộ kết nối với công nghệ để bản thân được thả lỏng nhất có thể. Bỏ điện thoại xuống, tắt máy tính đi và ngừng kiểm tra email, tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

4.13 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn là cách hữu hiệu để giải tỏa trạng thái căng thẳng, kiệt sức. Đồng thời, điều này còn góp phần tăng năng lượng, cải thiện sự tập trung và thư giãn cả tâm trí lẫn cơ thể.

Rất nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng Burn out; song không phải ai cũng nhận ra điều đó. Kết quả là họ ngày càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng, thiếu tập trung khi đến văn phòng và năng suất làm việc bị suy giảm. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này của Blogvieclam.edu.vn, các bạn đã hiểu rõ “Burn out là gì?” cũng như cách để vượt qua tình trạng này một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *