Lần đầu bị sếp quở trách có lẽ sẽ để lại trong mỗi người những cảm giác rất riêng. Những khung bậc cảm xúc đó sẽ được Blogvieclam.edu.vn dần hé lộ qua bài viết dưới đây. Cùng đón đọc nhé!
Bạn đang đọc: Lần đầu bị sếp quở trách, cảm giác như thế nào?
Lần đầu bị sếp quở trách là cảm giác như thế nào?
Chắc hẳn, mỗi chúng ta khi mới bước chân vào môi trường làm việc đều mong muốn nhận được những lời động viên, những lời khen cho công sức của mình mình. Tuy nhiên, bạn khó có thể tránh được mọi sai sót xảy ra. Vậy nên, bị sếp phê bình, mắng mỏ là điều mà bạn phải đối mặt. Với những con người mới “chân ướt chân ráo” bước vào môi trường công sở, cảm giác lần đầu tiên bị sếp quở trách chắc chắn sẽ để lại trong mỗi người những dư âm khó quên.
Lần đầu bị cấp trên trách mắng là một sự buồn, tủi thân đến vô cùng vì cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng. Thậm chí, có những người khi đứng trước sự quở trách của sếp không giữ nổi bình tĩnh mà bật khóc. Đây đều là những khung bậc cảm xúc rất bình thường của mỗi người. Còn bạn thì sao, cảm giác lần đầu bị sếp quở trách như thế nào? Chia sẻ cho Blogvieclam.edu.vn và mọi người nhé!
Chia sẻ ngay
Làm gì khi bị sếp quở trách?
Vậy trước những lời phê bình, đánh giá của cấp trên, bạn cần phải làm gì? Dưới đây là những lời khuyên từ Blogvieclam.edu.vn mà bạn có thể tham khảo!
Đón nhận với một thái độ tích cực
Có thể bạn sẽ buồn, sẽ thất vọng, chán nản khi làm việc nhưng mà vấp phải sai sót, để rồi bị quở trách. Nhưng suy cho cùng, hay đón nhận những lời phê bình của cấp trên với một thái độ tích cực. Hãy chủ động nhận lỗi nếu như bạn thấy bạn thân thật sự mắc sai lầm và gây ảnh hưởng tới kết quả công việc cũng như gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Hãy sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý có phần hơi “nặng nề” của sếp. Đừng để cảm giác buồn, thất vọng bao trùm và làm mất tinh thần cố gắng, nỗ lực của bạn. Chỉ khi đón nhận mọi thứ với một thái độ tích cực, bạn mới có thể nhìn thấy sai sót của mình. Đây là yếu tố không chỉ cần thiết trong công việc mà còn giúp bạn ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân hơn.
Hướng tới sự thay đổi
Tìm hiểu thêm: Bonding là gì? Định nghĩa, phân loại các hoạt động Bonding
Sau những lời góp ý từ sếp, gạt đi cảm giác buồn, chán nản, hãy chủ động thay đổi và sửa sai. Nếu bạn chỉ biết lắng nghe và để đấy thì nó hoàn toàn vô nghĩa. Sếp mắng bạn không phải vì sếp ghét bạn mà đơn giản, sếp muốn bạn nhìn nhận được vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Vậy nên, bạn cần thật bình tĩnh để có thể tìm được hướng giải quyết sai sót của mình. Và có thể thấy, sự trách mắng của sếp sẽ giúp bạn ghi nhớ và tránh xa những lỗi lầm đó trong những công việc sau này.
Chỉ khi bạn chủ động, sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình, bạn mới có thể nhận được sự đánh giá tích cực từ sếp. Thật vậy, cấp trên luôn luôn rất công tâm và phân minh trong các vấn đề. Họ sẽ không vì những sai sót nhất thời mà ghét bỏ hay cho rằng bạn yếu kém. Mà hơn thế, nhà lãnh đạo thường nhìn vào sự thay đổi của bạn, nhìn vào cách bạn đối mặt và giải quyết vấn đề để đánh giá năng lực của nhân viên.
Xem xét vấn đề và đưa ra phản hồi
>>>>>Xem thêm: Tha Thứ Là Gì? Học Cách Tha Thứ Để Cuộc Sống Hạnh Phúc Hơn
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, tất cả những lời quở trách của sếp đều là đúng. Vậy nên, bạn cần xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng để biết rằng đó có phải sai lầm của bản thân bạn hay không. Dù đúng dù sai thế nào thì bạn tuyệt đối không được phản ứng lại sự phê bình của sếp với một thái độ gay gắt. Hãy bình tĩnh trình bày nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là từ đâu, bạn đã cố gắng khắc phục nó như thế nào. Bởi nếu bạn giải quyết bằng một sự phẫn nộ thì chỉ khiến mọi thứ trở nên rối loạn và mất kiểm soát hơn. Đồng thời, có thể khiến mối quan hệ giữa bạn với cấp trên bị sứt mẻ, khiến bạn bị đánh giá là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề kém.
Lần đầu bị sếp quở trách chắc hẳn ai cũng buồn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn sẽ đối mặt và giải quyết vấn đề đó như thế nào? Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn gỡ bỏ được băn khoăn của mình.