M&E Là Gì? Công Việc Của Kỹ Sư M&E Gồm Những Gì?

M&E là gì? M&E đề cập đến các hệ thống cơ điện (Mechanical & Electrical) cần thiết để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của một công trình. Trong bài viết hôm nay, Blogvieclam.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về M&E cũng như công việc mà các kỹ sư M&E thường thực hiện hàng ngày.

Bạn đang đọc: M&E Là Gì? Công Việc Của Kỹ Sư M&E Gồm Những Gì?

1. M&E Là Gì? Kỹ Sư M&E Là Gì?

M&E là gì? M&E là viết tắt của từ gì? M&E là viết tắt của Mechanical and Electrical, được dịch sang tiếng Việt nghĩa là cơ khí – điện hay gọi tắt là ngành cơ – điện. Có thể nói M&E luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các dự án xây dựng, khoảng 40 – 60% tổng khối lượng công trình.

Kỹ sư M&E là gì? Kỹ sư M&E là những chuyên gia về hệ thống cơ điện trong các công trình xây dựng và dự án công nghiệp. Họ thiết kế, lắp đặt, bảo trì một trong số các hệ thống như điện, nước, điều hòa không khí và phòng cháy chữa cháy. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo các hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.

M&E Là Gì? Kỹ Sư M&E Là Gì?

2. Mô Tả Công Việc Kỹ Sư M&E

2.1. Khảo Sát Hiện Trường, Xây Dựng Bản Vẽ

Kỹ sư M&E bắt đầu công việc bằng việc tiến hành khảo sát hiện trường để hiểu rõ những điểm thuận lợi, khó khăn có thể gặp phải khi thi công. Thông qua việc thu thập thông tin chi tiết, họ có thể xây dựng bản vẽ đúng kỹ thuật nhưng vẫn phù hợp với tình hình thực tế. Bản vẽ này là cơ sở cho quá trình thiết kế và thi công tiếp theo.

2.2. Thống Nhất Về Việc Thiết Kế, Thi Công

Kỹ sư M&E phải tương tác chặt chẽ với các bộ phận khác như kiến trúc, cơ điện và nhà thầu. Qua các buổi thảo luận, họ sẽ thống nhất được với nhau về các yêu cầu thiết kế, thi công để đảm bảo tính liên kết giữa các hệ thống và tuân thủ các quy định kỹ thuật. Việc này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng làm việc nhóm.

2.3. Xây Dựng Kế Hoạch Thi Công

Sau khi đã hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật và thống nhất về yêu cầu thiết kế, kỹ sư M&E tiến hành xây dựng kế hoạch thi công chi tiết. Kế hoạch này bao gồm việc xác định thời gian, nguồn lực và ngân sách cần thiết cho mỗi giai đoạn của dự án.

2.4. Tiến Hành Thi Công

Sau khi hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật và kế hoạch thi công, kỹ sư M&E tiến hành thực hiện công việc thi công theo đúng quy trình. Họ quản lý đội ngũ nhân sự, chịu trách nhiệm về việc lắp đặt các hệ thống cơ điện như điện, nước, HVAC, PCCC; đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của công trình.

2.5. Giám Sát Quá Trình Thi Công

Kỹ sư M&E thường xuyên có mặt tại công trường để giám sát, kiểm tra công việc đang được thực hiện; đồng thời hỗ trợ nhân viên khi cần và giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh. Họ đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra đúng theo kế hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động.

2.6. Kiểm Tra Chất Lượng Hệ Thống

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, bảo trì, kỹ sư M&E thực hiện kiểm tra chất lượng các hệ thống cơ điện, PCCC,… Họ sử dụng các thiết bị đo lường, tiến hành thử nghiệm để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

2.7. Báo Cáo Định Kỳ

Kỹ sư M&E phải báo cáo định kỳ về tiến độ công việc, tình trạng thi công và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua việc này, họ có thể cập nhật và điều chỉnh kế hoạch làm việc để đảm bảo dự án được hoàn thành thành công, đúng hạn.

Tìm hiểu thêm: Khởi nghiệp cùng ông chủ Park Sae Ro Yi của bộ phim “Itaewon Class”

Mô Tả Công Việc Kỹ Sư M&E

3. Các Kỹ Năng Cần Có Của Kỹ Sư M&E

Vậy, những kỹ năng cần có của kỹ sư giám sát M&E là gì? Tham khảo ngay qua nội dung sau đây:

3.1. Kiến Thức Nền Tảng Về M&E

Tất nhiên, để trở thành một kỹ sư cơ điện chuyên nghiệp, bạn phải có kiến thức về cơ điện, nắm chắc lý thuyết về điện, hệ thống điện, hệ thống ME. Tùy thuộc vào định hướng ban đầu mà bạn có thể lựa chọn đi sâu vào mảng M hay E hơn.

Bên cạnh kiến thức lý thuyết thì việc thực hành, thi công cũng vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua được. Ngoài ra bạn còn phải biết đọc bản vẽ, biết thiết kế bản vẽ và tính toán khối lượng công trình.

3.2. Kỹ Năng Đọc Bản Vẽ

Kỹ sư M&E còn tham gia trực tiếp vào việc thiết kế hệ thống cơ điện cho công trình. Chính vì thế, kỹ năng đọc bản vẽ là yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Đọc bản vẽ tốt sẽ giúp bạn bóc đầy đầy đủ khối lượng của dự án xây dựng. Từ đó, cho phép bạn giải trình một cách chi tiết những nội dung công việc trong thi công.

3.3. Kỹ Năng Lập Kế Hoạch, Điều Phối Công Việc

Kỹ năng lập kế hoạch và điều phối công việc sẽ là yếu tố quan trọng giúp kỹ sư cơ điện có một cái nhìn tổng thể về dự án thi công. Dựa trên cơ sở đó, họ có thể đề xuất những phương án triển khai hợp lý và dẫn dắt đội ngũ công nhân làm việc để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.

3.4. Kỹ Năng Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công

Tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế bản vẽ kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ của kỹ sư cơ điện. Vậy nên, bạn cần phải có sự am hiểu cụ thể, rõ nét về mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống cơ điện cũng như nhận biết được các phần quan trọng.

Bạn có thể trau dồi kỹ năng thiết kế bản vẽ thông qua việc thực hành ở các dự án nhỏ. Từ đó, trau dồi và nâng cao kinh nghiệm, kiến thức của bản thân cho các dự án lớn hơn.

3.5. Kỹ Năng Tính Toán Khối Lượng

Tính toán khối lượng là việc dự tính chi phí vật tư thi công, định giá công trình nhằm giảm hạn chế tối đa sự hao hụt hay dư thừa trong quá trình xây dựng thực tế. Chính vì thế, đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà người làm M&E không thể bỏ qua. Để tránh nhầm lẫn trong khi thực hiện, bạn có thể tính toán khối lượng theo trình tự thi công của dự án hoặc chia nhỏ các kết cấu xây dựng phức tạp thành các hình đơn giản.

3.6. Kỹ Năng Ngoại Ngữ

Với sự phát triển và hội nhập như hiện nay thì quy chuẩn nước ngoài đang được áp dụng vào các công trình nhiều hơn. Vì thế mà nghề M&E phải có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nếu như bạn mong muốn làm trong môi trường công ty Nhật Bản thì hãy học thêm cả tiếng Nhật nữa nhé. Kỹ năng ngoại ngữ cũng là một yếu tố giúp bạn đạt mức lương mong đợi đó.

3.7. Kỹ Năng Tin Học

Các công việc của kỹ sư cơ điện như tính toán, lập dự trù, thiết kế, kiểm soát tiến độ thi công,… hầu như đều được thực hiện trên các công cụ tin học Word hay Excel. Do vậy, nếu muốn phát triển trong nghề, người làm M&E cần phải không ngừng nỗ lực, cố gắng trau dồi kỹ năng tin học cho bản thân.

3.8. Thành Thạo Các Phần Mềm

Công việc liên quan về cơ điện sẽ thường xuyên phải sử dụng phần mềm tính ống gió, tính chọn ống ga, tính tải lạnh,… Vậy nên, sử dụng thông thạo các công cụ này sẽ giúp kỹ sư M&E có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc, góp phần đẩy nhanh quá trình thi công dự án.

4. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Nghề M&E Là Gì?

>>>>>Xem thêm: Script Là Gì? Định Nghĩa Script Và Phân Biệt Với Ngôn Ngữ Lập Trình

Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Nghề M&E Là Gì?

Với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và xây dựng, nhu cầu về các hệ thống cơ điện ngày càng tăng cao. Do đó, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực M&E là rất tiềm năng.

Các chuyên gia M&E có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí khác nhau: kỹ sư thiết kế M&E, giám sát M&E, kỹ sư giám sát công trình, nhà quản lý dự án, chuyên viên tư vấn kỹ thuật, nhà phát triển dự án,… Ngoài ra, những người có kiến thức, kỹ năng liên quan đến M&E cũng có thể làm việc trong các công ty chuyên cung cấp, lắp đặt các hệ thống cơ điện, hoặc tự mở công ty tư vấn M&E riêng của mình.

Với chuyên môn cao và kỹ năng làm việc trong một môi trường đòi hỏi tính toàn diện, các chuyên gia M&E có thể tận dụng cơ hội để phát triển sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nước nhà.

5. Mức Lương Của Kỹ Sư M&E Bao Nhiêu?

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Blogvieclam.edu.vn, kỹ sư M&E có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm đang được trả mức lương 10 – 18 triệu đồng/tháng. Số tiền có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào năng lực của ứng viên; cũng như quy mô, lĩnh vực hoạt động,… của doanh nghiệp. Ngoài lương cứng hàng tháng, kỹ sư M&E còn được nhận thêm các khoản phụ cấp và thưởng dựa trên hiệu suất làm việc, thưởng khi có những đóng góp tích cực cho công ty,…

Không chỉ tại Việt Nam mà ở thị trường Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ điện cũng vô cùng cao. Ngoài việc mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn, Nhật Bản còn đem đến cho người lao động cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Mức lương của vị trí này ở Nhật Bản có thể lên tới 30 – 50 triệu đồng/ tháng nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc và sở hữu trình độ tiếng Nhật ở mức N3 hoặc N4.

Nếu như bạn đang tìm kiếm việc làm kỹ sư cơ điện, hãy truy cập ngay website Blogvieclam.edu.vn.vn để tìm kiếm thông tin việc làm và doanh nghiệp tuyển dụng. Rất mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được M&E là gì và những vấn đề xoay quanh M&E.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *