Ngành điện tử viễn thông: Học gì và cơ hội việc làm sau ra trường?

Ngành Điện tử Viễn thông là một trong những ngành học kỹ thuật có điểm tuyển sinh cao nhất trong những năm gần đây. Tại sao ngành học này lại có sức hút lớn đến thế. Học Điện tử – Viễn thông là học gì? Học ở đâu? Ra làm gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay nào!

Bạn đang đọc: Ngành điện tử viễn thông: Học gì và cơ hội việc làm sau ra trường?

1. Ngành Điện tử Viễn thông là gì?

Điện tử là nghiên cứu, chế tạo ra các vi mạch điện tử, được xem như “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh.

Ngành viễn thông nghiên cứu, sử dụng các thiết bị tạo nên mạng lưới truyền dẫn thông tin cho mục đích giao tiếp.

Như vậy, ngành Điện tử Viễn thông hiểu đơn giản là ngành sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp, thiết bị điện tử. Các sản phẩm của ngành Điện tử – Viễn thông quen thuộc với mọi người bao gồm máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,…

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin diễn ra thuận lợi trong điều kiện không gian khác nhau.

Ngành Điện tử Viễn thông là gì?

2. Ngành Điện tử – Viễn thông học những gì?

Sinh viên theo học ngành Viễn thông sẽ được tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại như:

  • Mạng không dây
  • Mạng truyền số liệu
  • Kỹ thuật siêu cao tần và anten
  • Hệ thống phát thanh truyền hình
  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh
  • V.v…

Điện tử – Viễn thông là ngành mang tính ứng dụng cao. Vì vậy, ngoài những môn học lý thuyết, sinh viên sẽ có khoảng 30% thời lượng học tập để thực hành trực tiếp trên các trang thiết bị trường cung cấp.

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử – viễn thông
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông trong công nghiệp và đời sống

Khi đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức đặc thù riêng biệt. Ba chuyên ngành chính trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông bao gồm:

  • Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Hệ thống nhúng và IoT (tạo ra các thiết bị thông minh, kết nối Internet)

Với khối lượng kiến thức này, sinh viên ngành Điện tử – Viễn thông thường có chương trình học kéo dài 4 – 5 năm.

3. Học ngành Điện tử – Viễn thông ở đâu?

Điện tử – Viễn thông là một trong những ngành yêu cầu đầu vào cao điểm nhất tại nước ta trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy sức hút mãnh liệt của ngành đối với các sinh viên kỹ thuật. Dưới đây là danh sách một số trường đại học đào tạo ngành Điện tử – Viễn thông tại Việt Nam, kèm thông tin điểm tuyển sinh các năm gần nhất để bạn tham khảo.

Khu vực Trường Tên ngành Khối xét tuyển Điểm tuyển sinh
2020 2021 2022
Miền Bắc Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01 26 26,55 23
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01 25,25 25,65 25,60
Đại học Bách khoa Hà Nội Kỹ thuật điện tử – viễn thông (với 4 chương trình đào tạo) A00, A01 23,85 – 27,51 25,13 – 26,93 24,19 – 24,5
Đại học Điện lực Hà Nội Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (7 chuyên ngành) A00, A01, D01, D07 15 21,5 23,5
Miền Trung Đại học Khoa học (ĐH Huế) Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông A00, A01, D01, D07 15 15,25 15
Đại học Bách khoa (Đà Nẵng) Kỹ thuật điện tử – viễn thông (2 chương trình) A00, A01 19,8 – 24,5 21,5 – 25,25 23,5
Miền Nam Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông A00, A01 26,75 25,6 Đang cập nhật
Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (2 chương trình) A00, A01, D01, D07 18 – 23 23 – 25,35 24,25
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông A00, A01, D01, D07 (2020), D90 (2021) 21- 22 21,75 – 25,5 20,75 – 23,75

4. Cơ hội việc làm ngành Điện tử – Viễn thông

Sinh viên ngành Điện tử – Viễn thông sau khi tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

4.1 Nhu cầu nhân lực ngành Điện tử – Viễn thông

Không chỉ các công ty trong lĩnh vực viễn thông như Viettel, VNPT, FPT,… mà các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông,… cũng cần sử dụng, lắp đặt hệ thống hạ tầng mạng viễn thông và máy tính.

Người ta ước tính rằng tại TP.HCM, ngành Điện tử – Viễn thông chiếm tỉ lệ 6% so với tổng số việc làm (tức là khoảng 16.200 công việc). Ngành hiện nằm trong top 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng đều đặn qua các năm.

Tìm hiểu thêm: Mạng văn phòng (network): Các vấn đề thường gặp và các xử lý

>>>>>Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Ví dụ về 4P trog Marketing của thương hiệu nổi tiếng

Nhu cầu tuyển dụng ngành Điện tử – Viễn thông luôn ở mức cao.

4.2 Mức lương ngành Viễn thông

Điện tử – Viễn thông là một ngành đem lại thu nhập khá cao và ổn định. Mức lưng với một kỹ sư viễn thông sẽ rơi vào 8 – 20 triệu vnđ/ tháng. Đặc biệt kỹ sư triển khai mạng đang có khoảng lương phổ biến cao nhất với 16-23 triệu vnđ/ tháng.

TRA CỨU LƯƠNG CÁC NGÀNH NGHỀ

4.3 Cơ hội nghề nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông

Sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử – Viễn thông, bạn có thể đảm nhận một trong số những công việc dưới đây:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành kỹ thuật: làm việc tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị Điện tử – Viễn thông,…
  • Kỹ sư vô tuyến: chịu trách nhiệm nghiên cứu, khai thác, vận hành và tối ưu mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G.
  • Kỹ sư viễn thông: đảm nhiệm việc nghiên cứu, phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh.
  • Kỹ sư truyền dẫn: phụ trách việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn.
  • Kỹ sư thiết kế, viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, robot,..
  • Trưởng nhóm/Trưởng phòng/Giám đốc kỹ thuật làm việc tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông,…

5. Tìm việc làm Điện tử – Viễn thông tại Blogvieclam.edu.vn

Bạn đang tìm việc làm ngành Điện tử – Viễn thông? Truy cập Blogvieclam.edu.vn.vn để nhận ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn.

Tại Blogvieclam.edu.vn, bạn không chỉ tìm thấy việc làm phù hợp mà còn có thể:

  • Tạo CV nhanh chóng với công cụ CV GO
  • Chấm điểm và tối ưu CV để “chinh phục” Nhà tuyển dụng
  • Tra cứu lương để deal lương không “hớ”

Truy cập jobsgo ngay

Qua bài viết trên chắc hẵn bạn đã biết thêm nhiều về ngành điện tử viễn thông rồi phải không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *