Nguyên tắc Swan là gì? Những điều một nhà tuyển dụng cần biết!

Nguyên tắc Swan là gì? Những tiêu chí xây dựng nên nguyên tắc này gồm những gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nó thì hãy đọc hết bài viết dưới đây của Blogvieclam.edu.vn.

Bạn đang đọc: Nguyên tắc Swan là gì? Những điều một nhà tuyển dụng cần biết!

Nguyên tắc Swan là gì?

Swan được dịch sang tiếng Việt là con thiên nga. Thế nhưng nó lại không được dùng, hiểu theo nghĩa này. Thực tế, swan là từ viết tắt của 4 tiêu chí: Smart (nhanh nhẹn), work hard (làm việc chăm chỉ), ambitious (tham vọng), nice (tử tế).

Nguyên tắc Swan là gì?

Đây là những tiêu chí vô cùng quan trọng trong tuyển dụng. Nó chính là thước đo để đánh giá, nhận định người phù hợp với vị trí công việc, từ đó giúp nhà lãnh đạo thu hút nhân lực phù hợp.

Những tiêu chí xây dựng nên nguyên tắc Swan

Smart – Nhanh nhẹn

Chắc chắn sự nhanh nhẹn của một ứng viên luôn luôn thu hút nhà tuyển dụng. Bởi lẽ chẳng ai muốn tuyển một người chậm chạp, lề mề, tiếp thu chậm vào làm việc. Họ sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cả tập thể.

Để biết ứng viên đó có phải người nhanh nhẹn, sáng dạ mà chưa có kết quả công việc cụ thể thì bạn phải dựa vào cách họ tiếp nhận, xử lý câu hỏi tình huống. Nếu thời gian xử lý tình huống nhanh, phù hợp, sáng tạo thì chứng tỏ họ là người thông minh.

Bên cạnh đó, ứng viên ưa thích khám phá, ham học hỏi cũng là một dấu hiệu tốt mà bạn có thể cân nhắc thêm.

Những tiêu chí xây dựng nên nguyên tắc Swan

Work hard – Làm việc chăm chỉ

Bên cạnh sự nhanh nhẹn, sáng dạ thì yếu tố làm việc chăm chỉ cũng rất quan trọng. Nó sẽ biến sự thông minh thành giá trị có thật. Còn nếu nhà tuyển dụng xem nhẹ yếu tố này thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những “cơn đau đầu” khi giao phó nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên đó. Sự lười biếng của họ sẽ khiến công việc chậm tiến độ, sai sót, đặc biệt họ cũng không có xu hướng giúp đỡ đồng nghiệp, làm việc nhóm.

Ambitious – Tham vọng

Nhiều nhà lãnh đạo đặt ra câu hỏi rằng: “Tại sao lại phải tuyển người có tham vọng?”. Rất đơn giản, tham vọng của một người sẽ là động lực để họ cố gắng đạt mục tiêu trong công việc. Doanh nghiệp không cần treo thưởng để cổ vũ nhân viên mà vẫn đạt hiệu suất mong đợi.

Không chỉ vậy, người tham vọng còn là người có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Họ dồn mọi tập trung và nỗ lực chỉ mong hôm nay làm tốt hơn hôm qua. Trong suy nghĩ và cả hành động, họ luôn muốn tiếp quản công việc, coi đó là bước cần thiết để đi đến tương lai tốt đẹp.

Nếu doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không có tham vọng trong công việc thì họ mãi luôn ì ạch, dậm chân tại chỗ. Về lâu dài sẽ khiến cho cả bộ máy hoạt động đình trệ, kém hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Cách Tính Thưởng Tết Mới Nhất 2024 Tại Việt Nam

Ambitious – Tham vọng

Nice – Tử tế, dễ chịu

Trong buổi phỏng vấn, nếu như bạn tiếp cận và thấy thoải mái, dễ chịu với một ứng viên nào đó thì có thể nó là tín hiệu phù hợp. Phù hợp ở đây là với văn hoá, môi trường làm việc của công ty. Về cơ bản, những người tử tế, hiền lành, dễ chịu là người dễ hòa đồng, thích nghi với môi trường mới nhanh, có tinh thần làm việc tập thể và đóng góp.

Tuy đây không phải yếu tố được ưu tiên hàng đầu ở ứng viên nhưng nó cũng rất quan trọng, giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân viên phù hợp với công ty.

Lưu ý: Trước khi áp dụng nguyên tắc swan này bạn cần phải vạch ra được những đặc điểm của ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Các đặc điểm càng chi tiết thì sẽ càng có lợi cho quá trình tìm kiếm người thích hợp.

Kết hợp Swan với nguyên tắc số 3

Để thật sự tìm ra ứng viên phù hợp với đặc điểm, yêu cầu ban đầu thiết lập thì nhà tuyển dụng cần kết hợp Swan với nguyên tắc số 3, cụ thể như sau:

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc giám đốc kỹ thuật

Kết hợp Swan với nguyên tắc số 3

  • Trước khi bạn quyết định chọn ứng viên nào đó thì hãy phỏng vấn ít nhất 3 ứng viên. Như vậy bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn, so sánh được các ứng viên với nhau và tìm ra người có năng lực nhất. Hãy nhớ, không bao giờ tuyển người đầu tiên cũng là người duy nhất phỏng vấn. Bạn cần mở rộng quy mô, đối tượng hơn nữa để có người tài thật sự.
  • Nếu như bạn đang có thiện cảm về ứng viên đó, hãy tiếp tục phỏng vấn họ 3 lần. Độ khó của mỗi vòng cần tăng dần để khai thác rõ hơn về tài năng, tính cách con người họ. Từ đó bạn cũng có những nhận định chính xác về ứng viên hơn.
  • Nhân cách của ứng viên rất quan trọng, quyết định phần nhiều đến sự phù hợp với công việc. Môi trường khác nhau sẽ tiết lộ tính cách, tác phong làm việc khác nhau. Chính vì thế mà bạn cần phỏng vấn ứng viên ở 3 môi trường, có thể là văn phòng, quán cà phê, online,… Từ đó bạn có thể đưa ra những đánh giá toàn diện nhất về ứng viên đó.

Swan sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm, lựa chọn ứng viên thích hợp khi họ đã xây dựng bảng đặc điểm chi tiết. Rất mong rằng với chia sẻ này của Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn hiểu nguyên tắc này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *