Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khối ngành Nhân sự ngày càng có thêm nhiều việc làm mới mẻ. Bạn đã biết đến những công việc này chưa? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn điểm danh những việc làm ngành Nhân sự nhé!
Bạn đang đọc: Khối ngành Nhân sự có thể ứng tuyển những vị trí nào sau khi ra trường?
1. Những lĩnh vực cần nhân lực ngành Nhân sự
Ngành Nhân sự là ngành nghề vẫn được biết đến với nghệ danh “HR” quen thuộc. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều cho rằng HR chỉ có công việc tuyển dụng nhân sự. Trên thực tế, công việc của HR rất đa dạng. Họ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý “người làm việc” tại công ty. Đó chính là lý do vì sao, Nhân sự là những vị trí rất quan trong và không thể thiếu trong bất kỳ bộ máy doanh nghiệp nào.
Với phạm vi hoạt động quay xung quanh “người làm việc”, ngành Nhân sự sẽ xuất hiện trong tất cả quá trình từ khi nhân viên bắt đầu ứng tuyển tìm việc, làm việc cho đến khi nghỉ việc. Các công việc đó bao gồm những lĩnh vực sau:
Tìm kiếm, sàng lọc và tuyển dụng nhân sự
Đây là công việc được biết đến nhiều nhất từ vị trí HR. Nhân sự là bộ phận tìm kiếm nguồn nhân lực làm việc cho công ty. Họ sẽ có công việc lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động tuyển dụng. Các hoạt động tuyển dụng gồm có: tìm kiếm nguồn nhân lực, đăng tải thông tin tuyển dụng, sàng lọc ứng viên, chiêu mộ nhân viên và thực hiện hoạt động kỹ kết hợp đồng lao động. Tất cả các công việc trên đều cần được lên kế hoạch hợp lý từ trước. Hiệu quả của công việc tuyển dụng được đánh giá bằng tình trạng lấp đầy các vị trí nhân sự trống và thời gian hoàn thành chỉ tiêu tuyển dụng.
Đào tạo nhân sự
Đào tạo nhân sự là việc làm cần thiết chó bất kỳ doanh nghiệp nào. Mục đích của việc làm này là nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, đồng thời thống nhất phong cách, cách thức làm việc trên toàn hệ thống nhân sự. Quá trình đào tạo được bộ phận nhân sự lên kế hoạch và thực hiện nhằm đạt mục tiêu được lãnh đạo giao phó. Công việc đào tạo ở mức độ cơ bản thường được thực hiện bởi chính nhân sự trong công ty. Các giáo trình đào tạo chuyên môn sâu thường sẽ được giảng dạy bởi cán bộ, chuyên viên cấp cao hoặc chuyên gia ngời công ty.
Quản lý các chế độ, phúc lợi nhân sự
Các chế độ làm việc, lương thưởng và phúc lợi việc làm là những vấn đề ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động với công ty. Đây là công việc yêu cầu sự chu toàn, cẩn thận, tỉ mỉ và cân bằng về nhiều khía cạnh. Cái khó của công việc này đó chính là công tác quan sát quá trình làm việc của nhân viên và cân bằng chế độ phúc lợi với ngân sách công ty. Đồng thời, các khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên cũng cần được thực hiện định kỳ để phát hiện lỗ hổng và có chỉnh sửa hợp lý, kịp thời.
Quản lý hệ thống nhân sự
Quản lý hệ thống nhân sự hay còn gọi là công tác hành chính. Đây là bộ phận quản lý và kiểm soát hầu hết các vấn đề liên quan đến giấy tờ, hợp đồng, môi trường làm việc và các vấn đề văn phòng khác. Đây là bộ phận hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Cũng như cung cấp hồ sơ cho các lãnh đạo và phòng ban khác khi cần.
Có thể thấy, công việc liên quan đến nhân sự thật ra bào gồm nhiều lĩnh vực mà chúng ta luôn nhầm lẫn và tách riêng chúng. Điều đó cũng thể hiện cơ hội việc làm phong phú dành cho cử nhân Nhân sự sau khi ra trường.
>> Từ thực tập sinh Nhân sự đến nhân viên chính thức
Tìm hiểu thêm: Top những cách cải thiện hiệu suất làm việc của bạn
2. Sinh viên ngành Nhân sự mới ra trường có thể ứng tuyển những công việc nào?
Với những lĩnh vực hoạt động kể trên, sinh viên ngành Nhân sự sau khi ra trường có thể ứng tuyển các vị trí sau:
Nhân viên tuyển dụng (Recruitment Office)
Đây là vị trí phổ biến nhất khi bạn ứng tuyển vào bộ phận nhân sự. Công việc của bạn thường là đăng tin tuyển dụng, liên hệ ứng viên, sắp xếp buổi phỏng vấn theo sự phân công của cấp trên trực tiếp. Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường ở vị trí này dao động từ 6-8 triệu/tháng.
Nhân viên đào tạo và phát triển nhân lực (Training anh Development Officer)
Vị trí này thường không được tuyển dụng quá nhiều và yêu cầu sự năng động hơn các vị trí nhân sự khác. Làm việc tại vị trí này cho bạn rất nhiều không gian giao tiếp. Bạn sẽ được phân công tìm hiểu nhu cầu đào tạo nhân sự từ các phòng ban. Sau đó tổng hợp và cùng cấp trên thảo luận, lên kế hoạch đào tạo. Một công việc khác chính là chuẩn bị cho buổi đào tạo cũng nwh đón tiếp giảng viên. Hầu hết các công ty không cần quá nhiều nhân lực cho vị trí này. Tuy nhiên, nếu có thể ứng tuyển thành công, bạn sẽ được trải nghiệp một công việc rất thú vị. Mức lương dành cho nhân viên có kinh nghiệm dưới 1 năm dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng.
Nhân viên tiền lương và phúc lợi (C&B Officer)
Nhân viên tiền lương và phúc lợi sẽ chịu trách nhiệm chính việc theo dõi việc đi làm của nhân viên và các sổ sách bảo hiểm. Đây là công việc yêu cầu sự chăm chỉ và cẩn thận. Khi làm việc qua một thời gian, bạn sẽ được giao thêm các công việc khác như thống kê sổ sách lương thưởng hoặc tham gia vào quá trình lập kế hoạch phúc lợi với các tiền bối trong bộ phận. Mức lương dành cho nhân viên kinh nghiệm dưới 2 năm tại vị trí này là 7-10 triệu đồng/tháng
Nhân viên hành chính-nhân sự (HR admin)
Khi làm việc tại phòng hành chính-nhân sự, bạn sẽ được làm việc chủ yếu với hồ sơ nhân viên. Công việc của bạn sẽ là chịu trách nhiệm sắp xếp hồ sơ, cập nhật thông tin nhân viên và một số công việc văn phòng khác. Ngoài ra, khi công ty có sự kiện hay hội nghị, bạn cũng sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách chuẩn bị cho các sự kiện đó.
>> Câu chuyên tuyển dụng – Nghề nhân sự làm dâu trăm họ
>>>>>Xem thêm: Các câu hỏi khi phỏng vấn AI thường gặp và gợi ý cách trả lời
3. Những kỹ năng cần thiết cần có đối với ngành Nhân sự
Môi công việc đều cần các kỹ năng khá nhau. Ngành Nhân sự cũng vậy. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, nhân viên ngành Nhân sự cần có những kỹ năng sau:
Kỹ năng phân tích
Ngành Nhân sự là ngành nghề làm việc nhiều với số liệu và kế hoạch. Các chỉ tiêu đánh giá của ngành cũng dựa trên con số và hiệu suất công việc. Chính vì vậy, nhân viên Nhân sự cần có khả năng phân tích để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp ở đây có thể nói cách khác là sự hòa đồng và khả năng duy trì mối quan hệ hòa hợp. Khác với các ngành “hướng ngoại” như truyền thông hay dịch vụ khách hàng, ngành Nhân sự là một ngành thiên nhiều về “hướng nội”. Các mối quan hệ xung quanh ngành này hầu như diễn ra trong môi trường công sở và tính gắn bó cao. Vậy nên, thay vì lấy lòng chốc lát, người làm nhân sự cần có được thiện cảm tốt, vững chắc từ nhân viên. Họ cũng cần thấu hiểu để đưa ra những kế hoạch nhân sự phù hợp.
Kỹ năng xử lý tình huống
Là người đứng giữa doanh nghiệp và người lao động. Các vấn đề nan giải mà bộ phận nhân sự thường gặp phải hầu hết liên quan đến mức độ hài lòng và sự mẫu thuẫn đôi bên. Khả năng xử lý tình huống giúp họ làm giảm được mức căng thẳng của tình hình và cân bằng được quan điểm đôi bên. Từ đó các bên cùng đi đến thỏa thuận hợp lý nhất.
Kỹ năng quản lý
Không chỉ những nhà lãnh đạo mới cần khả năng quản lý. ngành Nhân sự cũng rất cần kỹ năng này. Yêu cầu công việc ngành Nhân sự là bao quát được hệ thống nhân lực. Đồng thời các kỹ năng quan sát, kiểm soát vấn đề một cách bao quát cũng cần được vận dụng tốt trong công việc. Làm việc càng lâu, vị trí càng cao, người làm nhân sự càng cần đến kỹ năng quản lý nhiều hơn.
Cẩn thận, chu đáo, nhiệt tình
Bên cạnh hoạt động quản lý, Nhân sự cũng là bộ phận chăm lo cho cuộc sống công việc của nhân viên. Chính vì vậy, sự cẩn thận, chu đáo và nhiệt tình sẽ giúp họ thấu hiểu tình hình nhân sự hơn. Từ đó đưa ra được những kế hoạch hiệu quả hơn.
Là một ngành nghề quan trọng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, Nhân sự thực sự là ngành nghề mang nhiều ý nghĩa. Đây cũng là ngành nghề mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các tân cử nhân. Bài viết trên, Blogvieclam.edu.vn đã giới thiệu đến bạn những vị trí, công việc hù hợp với sinh viên mới ra trường. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp bạn định hướng tìm việc làm tốt hơn và hiệu quả hơn.