STP là một mô hình chiến lược Marketing hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Để hiểu rõ hơn STP là gì cũng như các giai đoạn của STP thì mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: STP là gì? Tìm hiểu về mô hình chiến lược STP trong Marketing
1. STP là gì?
STP là viết tắt của 3 từ Segmentation Targeting Positioning, có nghĩa là phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu.
Đây được biết đến là một mô hình chiến lược Marketing hiệu quả, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình xác định các yếu tố về thị trường, thương hiệu.
Theo đó, chiến lược STP đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực để khai thác trọng tâm vào nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Từ đây, doanh nghiệp mới có thể tạo ra được chiến lược Marketing phù hợp với thị trường mục tiêu và xây dựng thương hiệu cho mình.
2. Những lợi ích chiến lược STP mang lại
Việc áp dụng mô hình chiến lược STP trong Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó là:
2.1 Gia tăng lòng trung thành của khách hàng
Chiến lược STP hướng đến các phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, cá nhân hóa các thông điệp đến họ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt hơn. Điều này sẽ giúp họ gia tăng được lòng trung thành, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng.
2.2 Tiết kiệm chi phí tiếp thị
Khi đã có mục tiêu hướng tới, doanh nghiệp sẽ tập trung được vào nó, không bị đầu tư dàn trải, mơ hồ gây lãng phí tiền bạc, công sức. Nhờ vậy mà ngân sách của doanh nghiệp được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí và đạt được những giá trị thực tế nhất.
2.3 Cải tiến được sản phẩm, dịch vụ
Chiến lược STP sẽ giúp doanh nghiệp biết được đâu là điều mình cần hướng đến. Khi đó, họ biết khách hàng cần gì để cải tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt và phù hợp hơn với khách hàng, người tiêu dùng.
3. Các giai đoạn của chiến lược STP
Như đã nói ở trên, STP gồm 3 yếu tố chính là phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu. Đây cũng chính là 3 giai đoạn chính mà doanh nghiệp cần thực hiện khi triển khai chiến lược này.
3.1 Xác định phân khúc thị trường
Giai đoạn đầu tiên trong chiến lược STP chính là xác định phân khúc thị trường. Đây là việc phân chia khách hàng thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, nhằm mục đích tạo ra nhiều phân khúc khách hàng theo các tiêu chí, đặc điểm cụ thể.
Phân khúc thị trường có thể chia thành 4 loại là:
- Theo địa lý: quốc gia, khu vực, tỉnh thành,…
- Theo hành vi: cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp (tần suất mua hàng, sản phẩm họ yêu thích,…).
- Theo nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
- Theo tâm lý: tâm lý của khách hàng khi mua sản phẩm như thế nào, họ dựa vào đâu? (giá cả, chất lượng, số lượng, bao bì,…).
Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường đại học ở Hà Nội khối D cực chất lượng
Để quá trình xác định phân khúc thị trường đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tính khả thi: doanh nghiệp phải đảm bảo mình đáp ứng được nhu cầu của phân khúc thị trường đã xác định.
- Đo lường được hiệu quả: các yếu tố doanh nghiệp xác định sẽ cần phải đo lường được như sức mua của khách hàng, doanh thu sản phẩm, lợi nhuận,…
- Có sự khác biệt: mỗi phân khúc thị trường sẽ có sự khác nhau và doanh nghiệp cần có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đáp ứng.
- Tính bền vững: phân khúc thị trường sẽ cần đảm bảo được khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp một cách lâu dài, bền vững.
3.2 Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu chính là sự phân khúc khách hàng theo từng nhóm riêng, phù hợp với mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra. Hay hiểu đơn giản, đây chính là những khách hàng tiềm năng, thực sự quan tâm và muốn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Với giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải biết chính xác khách hàng của mình đang mong muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ để xây dựng nên chiến lược Marketing phù hợp. Từ đây, doanh nghiệp mới đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để thực hiện tốt việc xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Dồn toàn bộ các nguồn lực vào 1 phân đoạn thị trường nhất định (đây phải là thị trường doanh nghiệp đánh giá là có lợi thế).
- Chọn lọc phân khúc thị trường tiềm năng, phù hợp với mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
- Xác định thị trường mục tiêu duy nhất để phát triển nhiều sản phẩm khác nhau.
- Áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt để bao phủ toàn bộ thị trường.
3.3 Định vị thương hiệu
Giai đoạn cuối cùng trong chiến lược STP là định vị thương hiệu. Đây là tập hợp những hoạt động để tạo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
Tại giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần phải làm sao để sản phẩm, dịch vụ của mình có sự khác biệt so với các đối thủ khác. Tất nhiên, đó là cả một quá trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược tốt và cần lưu ý 3 yếu tố cơ bản dưới đây:
- Định vị biểu tượng: dựa vào những đặc điểm mang tính biểu tượng để xây dựng niềm tin với khách hàng.
- Định vị trải nghiệm: kết nối cảm xúc mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
- Định vị chức năng: giải quyết các vấn đề của khách hàng.
4. Ví dụ về chiến lược STP trong Marketing
Để hiểu rõ hơn về chiến lược STP trong Marketing, các bạn hãy tham khảo 2 ví dụ của 2 thương hiệu lớn trên thị trường hiện nay chính là Coca Cola và Vinamilk nhé.
4.1 Chiến lược STP của Coca Cola
Chiến lược STP của Coca Cola thể hiện rõ ràng nhất là trong cuộc chiến với Pepsi vào những năm 1980. Ở thời điểm này, phân khúc thị trường của Coca Cola như sau:
- Những khách hàng có thái độ tích cực khi sử dụng sản phẩm của Coca Cola và 100% trung thành với thương hiệu.
- Khách hàng có thái độ tích cực khi sử dụng sản phẩm của Pepsi và 100% trung thành với Pepsi.
- Khách hàng có thái độ tích cực với cả 2 thương hiệu, có sự chuyển đổi mua hàng giữa 2 bên.
Riêng ở phân khúc thứ 3, cả Coca Cola và Pepsi đều tranh giành vị trí trên thị trường một cách gay gắt. Mãi về sau, khi Coca Cola cho ra mắt sản phẩm New Coke (năm 1985) kèm với nhiều chương trình khuyến mãi thì phân khúc thị trường mới dần có sự thay đổi.
4.2 Chiến lược STP của Vinamilk
>>>>>Xem thêm: Backdoor Là Gì? Các Loại Backdoor & 07 Cách Ngăn Chặn Hiệu Quả Nhất
Đối với Vinamilk, chiến lược STP của họ nhắm tới phân khúc thị trường mục tiêu là trẻ em ở độ tuổi 5 – 14. Đây được đánh giá là độ tuổi quan trọng đối với sự phát triển ở trẻ nhỏ và cơ thể các bé cần nhiều chất dinh dưỡng như DHA, Canxi, vitamin,…
Vinamilk có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhờ nguồn đầu vào chất lượng, ổn định. Bên cạnh đó, hình ảnh thương hiệu tốt cũng giúp cho các chiến dịch Marketing của họ đạt được hiệu quả cao. Họ luôn nhấn mạnh về các yếu tố “tươi, thuần khiết, đến từ thiên nhiên” hay thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%”,… Chính những điều này đã giúp cho Vinamilk có được một vị trí lớn trên thị trường sữa tại Việt Nam hiện nay.
Với những thông tin Blogvieclam.edu.vn cung cấp trên đây, có lẽ bạn đọc đã hiểu rõ về STP là gì cũng như các giai đoạn của chiến lược này rồi phải không? Đừng quên thường xuyên theo dõi website Blogvieclam.edu.vn.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác bạn nhé.