Strategy là gì? Tầm quan trọng của strategy trong kinh doanh

Strategy là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng khái niệm strategy là gì? Vậy thì trong nội dung dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn đọc toàn bộ thông tin liên quan đến thuật ngữ này.

Bạn đang đọc: Strategy là gì? Tầm quan trọng của strategy trong kinh doanh

1. Strategy là gì?

Strategy dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chiến lược. Từ này bắt nguồn từ thời chiến tranh xưa, khi các nhà lãnh đạo muốn tìm ra những phương pháp, cách để đánh bại kẻ xâm lược.

Strategy là gì?

Hiện nay, thuật ngữ strategy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều bối cảnh, ngữ cảnh khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là lĩnh vực kinh doanh. Theo đó, strategy chính là chiến lược kinh doanh, là tổng thể những hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

2. Tầm quan trọng của strategy trong kinh doanh

Chiến lược – strategy đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể vai trò đó như thế nào?

  • Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể vạch ra được kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn, sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được hướng đi rõ ràng, phát triển tốt nhất.
  • Chiến lược kinh doanh được ví như một chiếc “phao cứu sinh”, có mặt trong những trường hợp rủi ro, bất ngờ nhất. Khi có chiến lược từ trước, doanh nghiệp sẽ có phương pháp để ứng phó nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại.
  • Strategy cũng giúp doanh nghiệp biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch để phát huy lợi thế, đồng thời cải thiện những điểm còn hạn chế.
  • Khi có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp còn nâng cao được hiệu quả của các nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.
  • Ngoài ra, chiến lược kinh doanh cũng là căn cứ để doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp với sự biến đổi của thị trường, xã hội.

Tầm quan trọng của strategy trong kinh doanh

3. Bản chất của strategy trong kinh doanh là gì?

Trong kinh doanh, bản chất của strategy đó là:

Phát triển hoạt động tổng thể

Như đã nói, strategy bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp như xác định, xây dựng thương hiệu, lập kế hoạch kinh doanh,… Không chỉ vậy, nó còn liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng tiềm năng, tạo lợi thế cho doanh nghiệp,…

Chính vì vậy, xây dựng chiến lược kinh doanh thực chất là tập trung cho hoạt động tổng thể.

Đặt mục tiêu phát triển dài hạn

Chiến lược kinh doanh sẽ cần phải có mục tiêu chung đến các mục tiêu cụ thể như:

  • Mục tiêu kinh doanh
  • Mục tiêu Marketing
  • Mục tiêu thương hiệu
  • Mục tiêu chiến lược giá

Tất cả những mục tiêu này đều cần mang tính chất dài hạn, được thực hiện xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này góp phần tạo nên ưu thế về thị phần cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các đối thủ khác.

Phân bổ nguồn lực hợp lý

Một nhiệm vụ khác của chiến lược kinh doanh đó là phân chia nguồn lực sao cho đúng, hợp lý. Doanh nghiệp có thể đặt ra nhiều phương án khác nhau, dự phòng cho tất cả các hoạt động để đạt được kết quả tốt nhất.

Đối với một số trường hợp, strategy cũng được xem là chiến dịch Marketing tổng thể và mục tiêu chính là làm sao sử dụng các nguồn lực hiệu quả, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Tìm hiểu thêm: [BẬT MÍ] Cách deal lương khôn ngoan & thông minh nhất

Bản chất của strategy trong kinh doanh

4. Các yếu tố của strategy trong kinh doanh

Một chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Nổi bật phải kể đến là những yếu tố sau đây:

Mục tiêu chiến lược

Yếu tố quan trọng nhất của một chiến lược kinh doanh chính là mục tiêu hướng đến. Việc doanh nghiệp xác định được mục tiêu dù là ngắn hay dài hạn thì cũng sẽ tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một số người nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của doanh nghiệp. Thực tế, sứ mệnh sẽ chỉ mang tính chung chung, khái quát, còn mục tiêu thì phải có hành động cụ thể. Mục tiêu có thể đo lường được trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý về vấn đề này.

Phạm vi chiến lược

Strategy là một thuật ngữ có phạm trù rất rộng. Bởi vậy mà khi xác định phạm vi hoạt động của chiến lược, doanh nghiệp sẽ cần phải rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Tùy vào quy mô hoạt động, mục tiêu đặt ra mà phạm vi chiến lược kinh doanh có thể khác nhau. Doanh nghiệp nên tập trung khoanh vùng vào những phạm vi tiềm năng nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian, tiền bạc.

Phương thức để thực hiện chiến lược kinh doanh

Có mục tiêu cụ thể, phạm vi rõ ràng, doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra phương thức để thực hiện. Không phải cách nào cũng đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, do đó doanh nghiệp cũng cần dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp.

Các phương thức được đưa ra cũng cần phải đảm bảo phù hợp với quy mô, mục tiêu hay phân khúc sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phát triển hay đối tượng khách hàng đang hướng tới,…

Mức độ đáp ứng nhu cầu của chiến lược

Khi xây dựng strategy, doanh nghiệp cũng cần xem xét, đánh giá về mức độ khả năng của nó. Một chiến lược kinh doanh không phải cứ xây dựng lên là thành công mà nó còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác. Doanh nghiệp sẽ phải khéo léo phối hợp với nhiều hoạt động khác nhau thì mới thu về được hiệu quả, giá trị tốt nhất.

Đặc biệt, doanh nghiệp không nên vẽ ra những kế hoạch, mục tiêu quá xa vời, viển vông mà không nhìn vào thực tế. Điều đó sẽ có thể khiến cho chiến lược thất bại và gây ra hậu quả, thiệt hại nặng nề.

Các yếu tố của strategy trong kinh doanh

Nguồn lực thực hiện chiến lược kinh doanh

Một yếu tố nữa cũng không thể thiếu đối với strategy đó là nguồn lực. Khi đã có được một bản kế hoạch chiến lược đầy đủ, bước tiếp theo là doanh nghiệp sẽ cần phân bổ nguồn lực liên quan, thực hiện chiến lược đã đề ra.

Nguồn lực ở đây chính là đội ngũ nhân viên, tài chính, cơ sở vật chất,… Tất cả những nguồn lực này đều rất cần thiết, quyết định đến sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp có nguồn lực lớn, tiềm năng thì cơ hội để phát triển là rất tốt.

Những giá trị strategy mang lại

Yếu tố cuối cùng trong chiến lược kinh doanh chính là những giá trị mà nó mang lại. Đây cũng là mục tiêu, điều mà doanh nghiệp hướng đến.

Sự thành công của chiến lược sẽ mang đến cho doanh nghiệp những gì? Hay khách hàng nhận được điều gì sau các chiến lược kinh doanh đó? Doanh nghiệp sẽ cần đánh giá, tổng kết lại cả quá trình để biết được kết quả ra sao? Nếu như những giá trị tốt đẹp lớn thì chiến lược đã đạt được thành công.

5. Xây dựng strategy trong kinh doanh như thế nào cho hiệu quả?

Việc xây dựng một strategy sao cho hiệu quả là điều không phải đơn giản, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ, mới hoạt động. Vậy thì trong nội dung dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ bật mí một số bí quyết để quá trình này diễn ra dễ dàng hơn:

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp từ A – Z quy định tiếp khách nơi công sở

Xây dựng strategy như thế nào cho hiệu quả?

  • Thứ nhất, xác định được mục tiêu cụ thể (ngắn hạn và dài hạn), sắp xếp mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu.
  • Thứ hai, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để nắm rõ được xu hướng chung, từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược phù hợp.
  • Thứ ba, định vị sản phẩm, dịch vụ muốn cung cấp ra thị trường, các đối tượng khách hàng tiềm năng hướng đến.
  • Thứ tư, xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên các yếu tố như mục tiêu, phạm vi, phương thức thực hiện, mức độ khả thi, nguồn lực,…
  • Thứ năm, phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược phù hợp.
  • Thứ sáu, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chiến lược để phát huy những điểm mạnh, cải thiện điểm yếu ở các chiến lược sau.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ “strategy là gì?” rồi phải không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn hãy để lại bình luận phía dưới, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *