Trước hết, bạn có thể cảm thấy thật may mắn vì mình là một trong số những người đã đọc bài viết này. Có lẽ rằng không nhiều marketer ngoài kia biết được những thành quả ngọt ngào mà việc làm marketing cho startup có thể mang lại. Do đó bạn hãy dành ít nhất 15 phút để đọc và ngẫm nghĩ. Rồi sau đó quyền quyết định là ở bạn.
Bạn đang đọc: Sức hấp dẫn của công việc Marketing cho một Startup
Chúng tôi chỉ có thể làm duy nhất một điều là giúp bạn dọn dẹp những suy nghĩ vẩn vơ cản trở bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất . Những câu hỏi được đưa ra ở mục lục chính là những điều mà bạn cần trả lời để đi đến điều đó.
Liệu Startup có cho bạn những điều bạn mong muốn ở công ty lớn ?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng Blogvieclam.edu.vn làm rõ những điều bạn mong muốn là gì bằng cách trả lời một số câu hỏi sau đây.
Điều bạn mong muốn khi theo đuổi ngành Marketing là gì ?
Tiền bạc? Danh vọng? Địa vị? Thực tế mà nói, đó là điều hiển nhiên mà đa số ai cũng mong muốn khi theo đuổi bất kì một lĩnh vực, ngành nghề nào. Tất nhiên, cá nhân người viết không phản đối nếu bạn có những giấc mơ cao đẹp hơn chuyện cơm áo, gạo tiền.
Thậm chí cá nhân mình nói riêng và Blogvieclam.edu.vn nói chung rất trân trọng và mong muốn có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp như vậy. Hãy liên lạc với chúng tôi qua Messenger ngay nếu bạn có những lý tưởng trong công việc như vậy nhé.
Vậy nên nếu bạn đã đồng ý với chúng tôi rằng Marketing là một lĩnh vực hứa hẹn vì nó sẽ giúp bạn đạt được:
- Nhu cầu về tài chính
- Nhu cầu về việc được tôn trọng
… thì chúng ta sẽ tiếp tục đi tới vấn đề tiếp theo.
Bạn mong muốn gì ở công ty mình sẽ làm việc ngoài chuyện tài chính ?
Xin bạn chớ vội đưa ra những câu trả lời chung chung như:
- Cơ hội phát triển
- Môi trường chuyên nghiệp, trẻ trung năng động
Blogvieclam.edu.vn xin được bật mí cho bạn rằng những câu trả lời chung chung như trên đã bị các nhà tuyển dụng cho vào danh sách đen từ lâu. Nguyên nhân ? Đơn giản là vì nó là một cách trả lời vòng vo thiếu trung thực.
Ví dụ như về cơ hội phát triển thì điều thực chất bạn muốn phát triển là gì? Đó chẳng phải là phát triển về thu nhập và địa vị ? Ngay cả khi công việc cho bạn cơ hội phát triển về chuyên môn thì liệu:
Điều đó có còn ý nghĩa nếu nó không mang lại thu nhập tương xứng ?
Môi trường chuyên nghiệp / trẻ trung năng động ?
Nhiều bạn trẻ còn rất mơ hồ về một môi trường làm việc lý tưởng. Sự thật là nhiều bạn trẻ không thực sự có mong muốn làm việc. Vậy nên họ tự lừa dối bản thân rằng ở một môi trường thoải mái, không bị gò bó bởi :
- Cơ chế, quy trình làm việc
- KPI
… thì họ sẽ có thể làm việc được hết công suất. Đó hoàn toàn là ảo tưởng về cái gọi là môi trường làm việc thoải mái, năng động.
Có lẽ bạn không nằm trong số đó. Bởi nếu vậy bạn đã không đọc bài viết này. Thực sự thì nếu bạn là một người có tiềm năng thực sự, bạn sẽ luôn luôn cố gắng phấn đấu để đạt được những điều lớn lao. Và những điều lớn lao đó phải được định lượng bằng một chỉ số nào đó có thể nhìn thấy rõ ràng. Đó chính là ý nghĩa của KPI.
Và để đạt được những điều đó thì lẽ dĩ nhiên là:
- Bạn cần sự phối hợp chung tay của nhiều người khác.
- Các quy trình làm việc, cơ chế chính là sự đảm bảo để việc phối hợp này diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả mong muốn.
Nhưng nếu thành công của của tập thể thì đầu là điều đánh dấu dấu ấn cá nhân của bạn? Đó chính là các:
- Ý tưởng
- Kế hoạch
- Chiến lược
Chỉ khi những ý kiến quan điểm đó của bạn được:
- Thể hiện và được lắng nghe.
- Được gọt dũa, bởi các ý kiến đóng góp cũng như ý kiến trái chiều.
… thì nó mới có thể hoàn thiện hơn. Và khi đó những ý kiến giá trị này sẽ được đưa vào triển khai và mang lại hiệu quả thực tế.
Chính những điều như vậy mới giúp bạn thể hiện giá trị bản thân. Và từ đó bạn sẽ được tưởng thưởng bằng tài chính và địa vị, danh vọng.
Những môi trường nào mà bạn sẽ không thể phát triển
Còn nếu ở những công ty mà cơ chế chưa rõ ràng minh bạch, quy trình phối hợp lỏng lẻo thì những đóng góp đó của bạn sẽ thành công cốc bởi:
- Tình trạng tranh công đổ lỗi. Ý tưởng sáng kiến của bạn, thậm chí người triển khai là bạn nhưng thành quả người khác hưởng.
- Sự phối hợp lỏng lẻo khiến việc triển khai đề xuất, ý tưởng không đúng như những gì đã đề ra và được phê duyệt. Điều đó cũng khiến kết quả mang lại không hoàn hảo, thậm chí là thất bại.
Hơn nữa, có một điều mà trên tất thảy cả những cơ chế, quy trình, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Rất tiếc, điều này lại khó có thể trình bày trong một bài viết ngắn ngủi. Đó là điều mà bạn phải dấn thân và trải nghiệm thì mới có thể ngấm.
Và người mà có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố trên chính là người CEO, sếp của bạn. Và Jack Ma cũng đã có lời khuyên cho các bạn trẻ rằng
“30 tuổi: Hãy tìm cho mình 1 người sếp giỏi”
Vậy điểm mấu chốt giúp bạn đạt được thu nhập, danh vọng, địa vị chính là một công ty có
- Người sếp tốt
- Văn hóa doanh nghiệp tốt
- Cơ chế quy trình phối hợp tốt.
Vậy bạn đã rõ hơn về những điều mình mong muốn chưa ? Nếu vậy hãy cùng xem xem liệu Startup hay các công ty lớn có thể đem lại cho bạn những điều đó nhé.
Startup hoàn toàn có thể cho bạn được những điều mà bạn mong muốn
Hãy cùng so sánh những điểm trên giữa công ty lớn và startup.
Môi trường làm việc mà bạn mong muốn
Những điểm ở trên thì rất khó có thể nói được. Nhưng về cơ chế quy trình phối hợp tốt thì bạn hoàn toàn có thể đánh giá được qua quá trình trao đổi với nhà tuyển dụng.
Cụ thể hơn đối với một phòng marketing thì một công ty có văn hóa doanh nghiệp và quy trình phối hợp tốt sẽ thể hiện qua việc:
- Mọi người trao đổi và phản biện một cách hòa bình.
- Mọi kết luận đều dựa trên lý thuyết, phương pháp luận marketing và số liệu, dẫn chứng.
- Bộ phận Marketing có sự trao đổi thông tin thoải mái với các nhân sự, bộ phận khác.
- Môi trường làm việc mà bạn nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng khả thi của mình.
Hơn nữa một điểm đặc trưng đã thành thương hiệu trong văn hóa startup là việc lắng nghe mọi ý tưởng. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, mọi sự sáng tạo, các ý tưởng táo bạo đều được trân trọng. Chính những ý tưởng này sẽ là tiền đề tạo nên lợi thế cạnh tranh đột phá sau này.
Chính vì lẽ đó mà nhiều công ty lớn hiện nay cũng luôn muốn gây dựng sự sáng tạo ngay trong đội ngũ của mình. Do đó có nhiều tên tuổi lớn đã có chỗ đứng trên thị trường đã đề ra những tôn chỉ để công ty của mình “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”.
Đó là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của văn hóa startup. Vậy nếu bạn nhiệt tình và đầy khao khát thành công, chẳng có lý gì mà bạn không cưỡi lên làn sóng khởi nghiệp vũ bão này để vươn nhanh và vươn xa.
Tìm hiểu thêm: Nổi giận chốn công sở: Cách kiểm soát cơn thịnh nộ khi ở văn phòng
Cơ hội tăng thu nhập
Thường thì làm việc marketing ở các startup bạn sẽ chỉ nhận được mức lương thấp. Đó thường là mức 5-7 Triệu. Mức lương này chỉ tạm đủ cho các bạn trẻ trang trải các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Đó là điều hiển nhiên vì trong giai đoạn khởi nghiệp nguồn tài chính rất eo hẹp. Còn công ty thì có rất nhiều việc cần chi đến tiền. Tuy nhiên thu nhập khi làm ở các startup nhiều khi không chỉ có lương cơ bản. Bạn còn có thể có thưởng và các chế độ khác.
Có thể những công ty lớn sẽ offer những mức lương khởi điểm hấp dẫn hơn so với mặt bằng chung cho cùng một vị trí. Tuy nhiên, cũng xin nhắc thêm cho các bạn trẻ rằng hiện nay 98% số doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các lĩnh vực kinh tế béo bở hiện nay đều được nắm giữ bởi các tập đoàn đa quốc gia. Ở các tập đoàn này, các vị trí chủ chốt đều được nắm giữ bởi nhân sự nước ngoài. Vậy cơ hội nào cho bạn để tạo nên sự khác biệt đột phá cho bản thân nếu tất cả số nhân tài marketing toàn quốc đầu quân vào 2% các tập đoàn lớn này ?
Còn về lâu dài thì cơ hội để bạn vươn lên các vị trí cao ở các tập đoàn lớn là ngang so với vươn lên vị trí cao ở các công ty startup. Tất cả là tùy thuộc vào :
- Văn hóa doanh nghiệp
- Chính sách nhân sự
- Tài năng và vận may của bạn
Trong các yếu tố duy nhất bạn có thể kiểm soát đó chính là năng lực, kĩ năng của mình.
Và startup cho bạn cơ hội để thực hành, trau dồi kĩ năng ở mọi mặt, mọi lĩnh vực liên quan đến marketing.
Chỉ có ở các Startup bạn mới được làm Marketing thực thụ
Đầu quân vào công ty lớn
Nếu các bạn vẫn có ý nghĩ rằng mình nên làm việc ở một công ty lớn thì trước hết phải xem lại mình đã thu nạp được kiến thức và bản lĩnh gì ở để có thể ứng tuyển vào các công ty đó.
Các bạn hãy cùng xem lại bản chất của marketing là gì. Theo AMA hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
Marketing is the activity, set of institutions, and processes for creating, communicating, delivering, and exchanging offerings that have value for customers, clients, partners, and society at large. (Approved 2017).
Marketing là các chuỗi các hoạt động, nghiên cứu hành vi và quá trình kiến tạo, truyền thông và truyền đạt và trao đổi các giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.
Đối với việc marketing tại các mô hình kinh doanh cũ
- Mọi giá trị của nó đã được xã hội công nhận rộng rãi
- Mọi công ty tên tuổi trong ngành đã được biết đến rộng rãi
- Thị trường đã được phân định rõ ràng và về cơ bản sẽ khó có thể có sự thay đổi đột biến
Cùng nhìn vào lĩnh vực vốn được coi là mảnh đất màu mỡ của marketing là ngành FMCG.
Đó là do đặc thù của FMCG là:
- Tính xoay vòng sản phẩm nhanh nên nhu cầu tiêu thụ thay đổi liên tục
- Số lượng điểm bán rộng lớn cần được quản lý và theo dõi thường xuyên
Nhưng thực tế không như mơ:
- Số lượng tên tuổi lớn trong ngành này có thể kể đến không nhiều và
- Họ cũng không thường xuyên tuyển mới nhân viên marketing thực thụ. Họ chủ yếu chỉ có nhu cầu tuyển trade marketing.
Còn về các mảng khác trong marketing thì các tên tuổi này đều đã có sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị chuyên biệt – các agency.
Vậy nên rõ ràng cơ hội nằm cho bạn nằm ở 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại. Trong số các doanh nghiệp này, duy nhất chỉ có các startup là có cơ hội để phát triển và trở nên lớn mạnh bởi:
Trong nền kinh tế tri thức, áp dụng công nghệ là yếu tố duy nhất giúp tạo ra đột phá. Vậy hãy cũng xem xét những mặt tích cực nếu bạn đầu quân vào một startup.
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Thợ phay
Đầu quân vào startup và làm việc marketing
Đối với các startup, Marketing thể hiện một vai trò thực sự khác biệt.
Quá trình nghiên cứu thị trường:
Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng để tìm ra được nhu cầu mới đang bị bỏ lỡ thể hiện rõ rệt ý nghĩa của market research trong marketing.
Và từ nhu cầu đang bị bỏ lỡ đó mà người làm marketing có thể tác động trực tiếp tới quá trình hình thành sản phẩm để “ tạo ra giá trị” nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Thậm chí trong giới marketing hiện đại có những thuật ngữ mới nhằm mô tả quá trình này như: design thinking, consumer co-creation research. Các hoạt động trên đều cần kiến thức về:
- Dữ liệu lớn
- Trí tuệ nhân tạo
Đây là các công nghệ mới mà ngay cả các ông lớn của nền kinh tế cũ đang khao khát. Chắc chắn bạn sẽ học hỏi được nhiều về mặt này khi làm việc ở công ty startup công nghệ.
Các hoạt động truyền thông, truyền tải giá trị đó đến:
- Người dùng
- Khách hàng
- Đối tác
… đều thể hiện những mặt còn lại của marketing theo định nghĩa trên.
Tóm lại nếu không chấp nhận đầu quân vào startup thì bạn sẽ
- Chẳng bao giờ được tiếp cận với những công nghệ mới nhất trong marketing
- Chẳng bao giờ được tiếp cận với marketing ở cấp độ tổng quan và chiến lược.
Thậm chí tồi tệ nhất là không có cơ hội việc làm nếu chứ chỉ chăm chăm tập trung vào các công ty đã lớn mà bỏ qua các công ty sẽ lớn.