Vendor là gì? Sự khác biệt giữa Vendor và Supplier

Vendor là thuật ngữ khá phức tạp, thậm chí dịch sang Tiếng Việt chúng ta còn cảm thấy mơ hồ hơn vì mang nhiều nét tương đồng với Supplier. Vậy Vendor là gì? Có điểm khác biệt nào giữa Vendor và Supplier, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Bạn đang đọc: Vendor là gì? Sự khác biệt giữa Vendor và Supplier

Vendor là gì? Sự khác biệt giữa vendor và Supplier

1. Vendor là gì?

Vendor là thuật ngữ chỉ toàn bộ những cá nhân, tổ chức nhất định có vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức khác nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Vendor xuất hiện quanh rất nhiều quanh chúng ta.

Đó có thể là những siêu thị lớn như Lotte Mart, Winmart, Big C, Top Market,…; cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart hay đơn giản là những cửa hàng tạp hóa nhỏ trong khu phố. Tất cả những nhóm này đều được xem là các Vendor vì trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng.

2. Vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng, Vendor là mắt xích cuối cùng, đứng vị trí gần nhất với người tiêu dùng với nhiệm vụ phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến với từng khách hàng. Để tối ưu lợi nhuận, hầu hết các Vendor đều nhập hàng với giá gốc từ nhà sản xuất, tiếp đó là bán lại cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, mục đích sử dụng với giá bán lẻ.

Vendor vừa là người mua, nhưng cũng là người bán “chính hiệu”. Ngoài hình thức phổ biến này, trên thực tế có rất nhiều Vendor có khả năng tư sản xuất ra sản phẩm độc quyền để bán mà không cần nhập hàng như Big C với thương hiệu WOW, Emart có No Brand,…

Vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng

3. Sự khác biệt giữa Vendor và Supplier

Vendor là gì? Như các phân tích phía trên, Vendor và Supplier mang khá nhiều nét tương đồng nên dễ gây ra nhầm lẫn. Để phân biệt rõ ràng, chúng ta cần dựa trên một số tiêu chí như sau:

Tiêu chí Vendor Supplier
Vị trí trong chuỗi cung ứng Vị trí cuối cùng trong toàn bộ chuỗi cung ứng Vị trí đầu tiên, mắt xích mở đầu cho cả chuỗi cung ứng
Vai trò Bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng với mức giá cụ thể sau khi tính toán chi phí và tối ưu lợi nhuận Cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trước khi đưa vào trong lưu thông
Mục tiêu hàng đầu Bán sản phẩm Tạo ra sản phẩm
Số lượng Tạo ra số lượng sản phẩm ít Cung cấp nhiều nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm
Quan hệ kinh doanh B2B, B2C, B2G B2B
Quan hệ với nhà sản xuất Gián tiếp Trực tiếp
Mối quan hệ với người tiêu dùng Trực tiếp, thân thiện với khách hàng. Không liên quan, ràng buộc với khách hàng.

4. Phân loại Vendor

Vendor thường được chia thành hai nhóm phổ biến là theo nguồn hàng hoặc đối tượng khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Lương thỏa thuận là gì? Bí quyết thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng 

Phân loại Vendor

4.1. Phân loại theo nguồn hàng

Vendor tự sản xuất sản phẩm vừa đóng vai trì là nhà cung cấp, vừa là người sản xuất sản phẩm. Ưu điểm lớn nhất của loại hình Vendor này là có thể tự quyết định giá bán theo mức giá sỉ hoặc lẻ.

Vendor nhận hàng phân phối với vai trò trung gian nhận hàng từ nhà sản xuất, đại lý nhỏ và đưa đến gần hơn với khách hàng. Đây là hình thức Vendor phổ biến nhất trên thị trường. Do không sản xuất được sản phẩm nên các Vendor này phải bán theo đúng giá niêm yết và tuyệt đối không được phá giá.

4.2. Phân loại theo đối tượng khách hàng

  • B2B (Business-to-Business): doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác.
  • B2C (Business-to-consumer): doanh nghiệp bán cho khách hàng cá nhân.
  • B2G (Business-to-government): doanh nghiệp bán hàng cho chính phủ.

5. Cách làm Marketing để tiếp cận Vendor tốt nhất

Theo các chuyên gia Marketing, cách làm Marketing để tiếp cận Vendor tốt nhất không phải nghiên cứu sản phẩm, tìm hiểu về nhu cầu, sở thích của khách hàng,… Bởi Vendor không phải quan tâm đến thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng. Điều quan trọng nhất đối với họ là khả năng sinh lời thông qua thỏa thuận với bên cung cấp hàng hóa. Do vậy, để làm Marketing tiếp cận với Vendor hiệu quả nhất, bạn cần tiếp cận với Vendor theo hướng sau:

  • Tham gia vào các chương trình, triển lãm thương mại quốc tế để tìm kiếm Vendor tiềm năng phù hợp với ngành hàng. Bởi đây là nơi tập trung hàng ngàn Vendor có chung mong muốn tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh và kiếm thêm lợi nhuận.
  • Đưa ra các ưu đãi hấp dẫn để Vendor lựa chọn doanh nghiệp bạn thay vì hàng loạt lựa chọn ngoài kia. Hãy nhớ rằng, với những ưu đãi nhỏ, bạn làm được, đối thủ cũng dễ dàng thực hiện. Do đó, luôn sáng tạo để đưa ra các chương trình trợ giá, khuyến mãi,… bùng nổ để thu hút Vendor.
  • “Show” ra lợi thế vượt trội, chinh phục Vendor bằng thực lực. Những chính sách ưu đãi về giá dễ “hút” Vendor hơn nhưng sẽ không bền nếu sản phẩm của bạn quá bình thường. Do đó, hãy mạnh dạn cho họ thấy toàn bộ những điểm khác biệt, ưu thế nổi trội để thuyết phục Vendor.
  • Đưa ra mức hoa hồng cao hơn, đặt sản phẩm ở các vị trí thu hút và trang trí bắt mắt để thu hút Vendor.

>>>>>Xem thêm: Tin học văn phòng là gì? Những kỹ năng tin học văn phòng bạn cần có

Cách làm Marketing để tiếp cận Vendor tốt nhất

Vendor là gì đã được giải đáp toàn bộ thông qua nội dung bài viết. Song song với đó là phân biệt được Vendor với Supplier. Nếu có thông tin thú vị liên quan, bạn hãy bình luận phía dưới để mọi người cùng tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *