Chấm công là hình thức quản lý nhân sự quan trọng giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả nhân sự của mình. Vậy các hình thức chấm công trong doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay? Ưu, nhược điểm của từng hình thức là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các hình thức chấm công trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Chấm công là gì? Vai trò của chấm công
Chấm công là việc làm quen thuộc với mọi nhân viên văn phòng, người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo đó, chấm công là hình thức ghi nhận sự có mặt của nhân sự theo giờ làm việc hành chính chuẩn của doanh nghiệp. Thông qua các hình thức chấm công khác nhau, các công ty sẽ có đánh giá, phân tích về thái độ làm việc, tính chuyên cần và kỷ luật của từng nhân viên.
Dưới góc độ doanh nghiệp, đây sẽ là căn cứ ghi nhận để tính mức lương, thưởng cuối tháng xứng đáng với thái độ và tác phong của từng nhân viên. Còn về phía người lao động, thông qua các hình thức chấm công, họ sẽ được bảo vệ quyền lợi, tránh trường hợp bị phủ nhận công sức, nỗ lực đã bỏ ra trong quá trình làm việc vất vả.
Các hình thức chấm công trong doanh nghiệp được sử dụng nhiều hiện nay
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, đã có rất nhiều hình thức chấm công mới mẻ ra đời bên cạnh các phương thức truyền thống trước đây. Theo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động, đội ngũ nhân sự,… để lựa chọn được hình thức chấm công phù hợp nhất. Có thể điểm qua một số hình thức chấm công phổ biến nhất hiện nay như:
Chấm công bằng thẻ từ
Nhắc đến các hình thức chấm công phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay, không thể không nhắc đến chấm công bằng thẻ từ. Đây là hình thức quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhờ sự tiện lợi, chính xác. Theo đó, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp chấm công này cần trang bị máy chấm công thẻ từ và bộ thẻ từ mã hóa thông tin của từng nhân viên. Ở thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm, nhân viên sẽ quẹt đầu đọc thẻ vào máy, các thông tin sẽ lập tức được lưu lại.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.
- Kết nối dễ dàng với hệ thống lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.
- Có bộ lưu trữ dự phòng bảo vệ toàn bộ thông tin khi có các sự cố về điện.
Nhược điểm:
- Phát sinh thêm chi phí in ấn thẻ từ chấm công cho nhân viên.
- Bất lợi cho nhân viên nếu không may quên, mất,…
- Bất lợi cho doanh nghiệp sử dụng chấm công thẻ từ mà không có giám sát bởi dễ xảy ra tình trạng chấm công hộ.
Chấm công bằng vân tay
Tìm hiểu thêm: 5 điều sếp dạy: Những điều bạn chắc chắn cần ghi nhớ nơi công sở!
Có nguyên lý hoạt động tương tự như máy chấm công bằng thẻ từ, máy chấm công sử dụng vân tay cũng được nhiều doanh nghiệp ưu ái lựa chọn. Công nghệ được sử dụng của loại máy chấm công này là sinh trắc vân tay hiện đại và bảo mật tốt.
Ưu điểm:
- Chấm công nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, thường chỉ từ 1-2 giây/1 người.
- Tiết kiệm được chi phí in ấn thẻ từ cho nhân viên.
- Bảo mật cao, hạn chế được tình trạng gian lận khi chấm công.
- Đồng bộ nhanh chóng, dễ dàng phân tích dữ liệu.
Nhược điểm:
- Có thể gây bất tiện cho nhân viên vào những ngày trời lạnh, mưa, tay bị thương,…
- Có thể gây khó khăn cho những công việc phải tiếp xúc với hóa chất, vật liệu dễ gây thương tích,…
Chấm công bằng nhận diện gương mặt
Chấm công bằng nhận diện gương mặt được đánh giá là một trong những hình thức chấm công tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay. Để có thể áp dụng phương pháp chấm công ưu việt này, các doanh nghiệp cần trang bị một máy chấm công tích hợp trí tuệ nhân tạo AI có khả năng nhận diện gương mặt của nhân viên trong từng phòng ban khác nhau.
Ưu điểm:
- Chấm công chính xác tuyệt đối.
- Dễ dàng đồng bộ dữ liệu để sử dụng khi hạch toán lương.
- Hạn chế tối đa tình trạng gian lận, chấm công hộ của nhân viên.
Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt và sửa chữa khi có trục trặc phát sinh tương đối cao.
- Thời gian xử lý, lấy dữ liệu nhân sự dài hơn sơ với 2 hình thức chấm công kể trên.
- Có thể gây bất tiện khi quên tháo khẩu trang, mũ, kính,…
Chấm công bằng online bằng phần mềm quản lý nhân sự
>>>>>Xem thêm: Kỹ Sư Hạ Tầng Là Gì? Lương Bao Nhiêu? Làm Ở Đâu?
Đây là hình thức chấm công được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong quá trình chuyển đổi số hiện nay. Theo đó, với hình thức chấm công này, doanh nghiệp không cần mất chi phí lắp đặt máy móc mà chỉ cần quản lý nhân sự thông qua điện toán đám mây cực hiệu quả.
Ưu điểm:
- Chấm công nhanh, thuận tiện.
- Có thể thay đổi linh hoạt theo hoạt động từng doanh nghiệp.
- Đồng bộ và lưu trữ thông tin dễ dàng.
Nhược điểm:
- Yêu cầu đường truyền, kết nối Internet ổn định.
- Có thể xảy ra lỗi hệ thống khiến nhân viên không được ghi nhận kết quả chấm công.
Hy vọng thông tin chia sẻ về các hình thức chấm công trong doanh nghiệp trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.